Chết tủy răng có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Chết tủy răng có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chết tủy răng – một vấn đề thường gặp trong lĩnh vực nha khoa. Tuy nhiên, điều quan trọng là nắm vững thông tin về tính chất và nguy hiểm của tình trạng này. Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu xem chết tủy răng có nguy hiểm không và cách giải quyết hiệu quả.

chết tủy răng có nguy hiểm không

Chết tủy răng có nguy hiểm không?

Khi gặp trường hợp răng bị chết tủy, bạn sẽ gặp phải rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng và tổng thể. Một số biến chứng thường gặp nếu răng chết tủy:

  • Ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai: Nếu chết tủy răng, khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Từ đó, răng khó có thể cắn xé và nhai thức ăn như bình thường. Thậm chí, răng chết tủy có thể bị vỡ trong quá trình ăn nhai.
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Khi quá trình ăn nhai thức ăn gặp khó khăn trong thời gian dài, hệ tiêu hóa cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Bạn sẽ dễ gặp phải những cơn đau dạ dày hoặc bệnh về đường tiêu hóa. Lâu dần, cơ thể sẽ thiếu chất và mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ: Trong trường hợp chết tủy răng sẽ khiến vi khuẩn gây mùi phát triển, làm ảnh hưởng tới hoạt động giao tiếp hàng ngày. Nếu răng viêm tủy nặng gây mất răng sẽ dẫn tới một số hậu quả khó lường như: tiêu xương hàm, da mặt nhăn nheo, lão hóa trước tuổi, xô lệch răng toàn hàm,… làm gương mặt mất thẩm mỹ.
  • Gây ra một số bệnh lý về răng miệng nguy hiểm: Phần tủy bị hoại tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ lan sâu tới các răng kế bên gây áp xe răng, viêm nhiễm chóp chân răng,….
  • Làm tăng nguy cơ rụng răng: Khi răng bị chết tủy, tình trạng lung lay răng sẽ không tránh khỏi. Nếu không điều trị kịp thời bằng phương pháp bọc sứ,… thì rất dễ vỡ răng và mất răng vĩnh viễn.

Như vậy, chết tủy răng có nguy hiểm không đã được Nha Khoa Shark giải đáp chi tiết. Có thể thấy tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Do đó, hãy chú ý để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm nhé.

Răng bị chết tủy rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng
Răng bị chết tủy rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng

Răng chết tủy tồn tại được trong bao lâu?

Đối với một chiếc răng bình thường, phần tủy răng được xem là nguồn sống nuôi dưỡng toàn bộ chiếc răng. Vì vậy, nếu răng bị chết tủy thì sẽ không còn nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống cho một chiếc răng. Lúc này bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức hay cảm thấy nhạy cảm với các nhiệt độ nóng, lạnh.

Khi răng bị chết tủy thì thời gian tồn tại của 1 răng cũng sẽ không còn được lâu. Thông thường răng chết tủy sẽ duy trì được một vài tháng hoặc 1 năm, sau đó sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa ở mô răng.

Những chiếc răng bị sừng hóa sẽ rất dễ suy yếu, gãy mẻ khi gặp lực tác động từ bên ngoài. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ bị lung lay và có nguy cơ cao mất răng vĩnh viễn.

Những dấu hiệu nhận biết răng chết tủy

Tình trạng răng chết tủy rất nguy hiểm, nên bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu để nhận biết răng chết tủy. Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp, nhằm hạn chế những ảnh hưởng nguy hiểm xảy ra.

  • Ở giai đoạn viêm tủy phục hồi: Bạn thường cảm thấy đau nhức nhẹ khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh. Những cơn đau nhức sẽ hay xuất hiện vào lúc nửa đêm.
  • Trong giai đoạn viêm tủy mãn tính: Bạn sẽ gặp phải những cơn đau dai dẳng kéo dài với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
  • Giai đoạn viêm tủy cấp tính: Lúc này phần nướu răng đã có mủ và bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức cực kỳ khó chịu, có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ.
  • Giai đoạn hoại tử tủy: Tại thời điểm này, những cơn đau nhức răng sẽ không xuất hiện nữa mà chuyển sang những triệu chứng nguy hiểm hơn như viêm chóp răng, áp xe răng, mủ chân răng. Đặc biệt, những chiếc răng chết tủy sẽ bị lung lay và rụng ra khỏi cung hàm.

Tình trạng chết tủy răng sẽ xảy ra 4 giai đoạn, khi được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng ngăn chặn được tình trạng mất răng vĩnh viễn xảy ra.

Những dấu hiệu răng bị chết tủy nghiêm trọng như áp xe răng, mủ chân răng, rơi khỏi cung hàm
Những dấu hiệu răng bị chết tủy nghiêm trọng như áp xe răng, mủ chân răng, rơi khỏi cung hàm

Quy trình các bước khắc phục răng bị chết tủy

Ngoài vấn đề chết tủy răng có nguy hiểm không, mọi người cũng tìm hiểu rất nhiều về cách chữa trị trường hợp này. Thông thường, để điều trị tủy răng nhanh nhất, bác sĩ sẽ loại bỏ mô tủy bị hư, sau đó tạo hình và trám bít ống tủy. Cụ thể khi thực hiện gồm những bước sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Đầu tiên, khách hàng sẽ được thăm khám tình trạng răng miệng và tiến hành chụp X-quang răng bị chết tủy. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Lúc này, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho khách hàng để loại bỏ các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê.

Bước 3: Đặt đế cao su

Việc đặt đế cao su vào sát chân răng giúp ngăn chặn các hóa chất điều trị tủy răng rơi vào đường tiêu hóa.

Đặt đế cao su để không cho hóa chất điều trị tủy tràn vào khoang miệng
Đặt đế cao su để không cho hóa chất điều trị tủy tràn vào khoang miệng

Bước 4: Tiến hành điều trị tủy

Bác sĩ thực hiện mở một đường trên bề mặt răng thông đến tủy để dễ dàng lấy phần tủy hư tổn ra ngoài. Khi tủy viêm nhiễm đã được lấy hết, bác sĩ tạo hình ống tủy và lấp đầy phần lỗ hổng trên răng bằng vật liệu Gutta Percha.

Bước 5: Trám bít ống tủy

Lúc này, để bảo vệ cấu trúc răng thật, bác sĩ sẽ khuyến khích phục hình răng bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với mong muốn và điều kiện của mình.

Các bước được thực hiện nhanh chóng, nhưng để đảm bảo an toàn, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, có phòng khám vô khuẩn theo tiêu chuẩn Y khoa

Răng chết tủy có nên nhổ không?

Với nguyên tắc bảo tồn tối đa răng thật, bác sĩ sẽ chỉ chỉ định nhổ răng đã chết tủy trong trường hợp không thể bảo tồn được chức năng ăn nhai hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những chiếc răng kế bên.

Sau khi nhổ răng, bạn cần trồng răng lại càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm xảy ra. Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tốt nhất hiện nay. Vừa đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, vừa mang lại chức năng ăn nhai tốt. Vì vậy, hãy cân nhắc phương pháp này sau khi nhổ răng chết tủy nhé.

Răng bị chết tủy không thể chữa trị thì sẽ được nhổ răng
Răng bị chết tủy không thể chữa trị thì sẽ được nhổ răng

Cách phòng ngừa răng bị chết tủy

Những thông tin về chết tủy răng có nguy hiểm không đã được giải đáp. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Từ đó ngăn chặn tình trạng răng bị chết tủy.

  • Chăm sóc răng miệng tốt, làm sạch kẽ răng và đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ. Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kiểm tra răng miệng và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas,… để ngăn chặn tình trạng sâu răng xảy ra.
  • Khi răng gặp trường hợp nứt, vỡ hoặc mẻ, thăm khám nha khoa ngay lập tức để phục hồi răng càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện điều trị răng chết tủy. Bởi những cơ sở uy tín sẽ đảm bảo vệ sự an toàn và hiệu quả cho quá trình điều trị của khách hàng.

Trong tất cả, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là một yếu tố quan trọng để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Chết tủy răng, mặc dù có thể gây nguy hiểm, nhưng nếu được xử lý đúng cách bởi các chuyên gia nha khoa, bạn có thể yên tâm về tình trạng răng của mình. Hãy luôn thực hiện định kỳ kiểm tra và tư vấn với các bác sĩ nha khoa để duy trì nụ cười khỏe đẹp và hàm răng mạnh mẽ.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher