Con người có bao nhiêu cái răng chính là thắc mắc của rất nhiều trường hợp. Trên thực tế, những người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng. Các giai đoạn khác nhau răng sẽ xuất hiện với những chức năng riêng biệt. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ nhất!
Con người có bao nhiêu cái răng?
Mỗi người sẽ có 32 chiếc răng, chia thành 2 cung hàm, tính cả răng khôn. Khi còn bé, răng sẽ mọc chưa đầy đủ nên chỉ mới khoảng 20 chiếc răng.
Đến giai đoạn 5 tuổi, trẻ em sẽ dần dần thay răng và xuất hiện dần những răng vĩnh viễn. Khi đến tuổi trưởng thành, cấu trúc răng hoàn thiện có tổng cộng 32 chiếc, trong đó 4 chiếc răng khôn ở hai hàm trên và dưới.
Thông thường giai đoạn mọc răng khôn sẽ không giống nhau. Có người trưởng thành mọc răng khôn từ 19 đến 20 tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp 30 tuổi răng khôn mới xuất hiện.
Một số những trường hợp răng khôn mọc trễ, mọc lộn xộn và gây chen chúc ảnh hưởng đến những răng kế cận. Do đó, không ít người đã nhổ răng khôn để có thể cải thiện. Vậy nên một số người trưởng thành thường chỉ có khoảng 28 chiếc răng.
Chức năng cụ thể của từng loại răng
Con người có bao nhiêu cái răng đã được chia sẻ cụ thể qua từng giai đoạn. Thực tế những chiếc răng sinh ra đều có cấu trúc cũng như chức năng không hề giống nhau. Đó chính là lý do mỗi loại răng khi mất đi sẽ ảnh hưởng phần nào đó đến cuộc sống cũng như chức năng ăn nhai. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của răng:
Răng cửa
Đây là chiếc răng nằm chính diện trên cung hàm, dễ nhìn thấy và cũng được xem là mặt tiền của gương mặt. Răng cửa thường sẽ có hình dáng giống như một chiếc xẻng, phần răng cửa sắt bén và có chức năng ăn nhai, cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.
Thường răng cửa sẽ có 8 chiếc tổng cộng, nên chú trọng chăm sóc để không bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Răng nanh
Răng nanh mọc cạnh vị trí của răng cửa, sát bên vị trí góc của cung hàm. Răng nanh sắc nhọn, có hình ngọn giáo. Nhiệm vụ chính của răng nanh chính là kẹp và xé các thức ăn để thuận tiện cho việc ăn nhai, hấp thụ dinh dưỡng.
Răng nanh có 4 chiếc, cấu trúc sắc và bén, nhìn cực kỳ ấn tượng.
Răng hàm nhỏ
Khác biệt những răng khác, răng hàm nhỏ có hình lập phương, nằm bên trong cung hàm, kế cận răng nanh. Thường các loại răng lạnh có m,mặt ngoài lồi lõm. Chức năng chính của răng cũng là dùng để cắn, xé, nhai các loại thức ăn dễ dàng.
Răng hàm nhỏ có 8 chiếc, răng được mọc chắc chắn trên cung hàm.
Răng hàm lớn
Đây được xem là những chiếc răng lớn, chiếm diện tích to trên cung hàm. Cấu trúc răng to, hình dáng phức tạp. Răng hàm lớn có nhiệm vụ ăn nhai và nghiền nát thức ăn khi đưa vào dạ dày.
Răng hàm lớn có 8 chiếc, là răng nổi trội và ấn tượng nhất trên cấu trúc cung hàm.
Mỗi loại răng xuất hiện trên cơ thể đều có cấu trúc cũng như chức năng chuyên biệt. Do đó, khi nắm rõ từng đặc điểm, chúng ta có thể thực hiện các chức năng ăn nhai sao cho đúng nhất.
Tìm hiểu về cấu tạo cụ thể của răng con người
Tùy theo mỗi người, gen từ cha mẹ mà răng sẽ có màu sắc đậm, nhạt không giống nhau. Tuy nhiên về cấu tạo thì tất cả răng người đều giống nhau về những đặc điểm như:
Thân răng
Là phần nhìn thấy đơn giản và cực dễ dàng, vị trí của thân răng nằm trên của nướu răng.
Chân răng
Đây là phần nằm sâu bên dưới của xương hàm và nướu. Chân răng không nhìn thấy được bằng bề ngoài.
Cổ răng
Đây chính xác là phần chuyển giao, tiếp gián của răng và nướu.
Men răng
Men răng chính là lớp ngoài cùng nhất của răng, chúng bao bọc phần thân răng. Đặc điểm của men răng chắc và khỏe, men răng có hàm lượng lớn canxi và flour nên có màu trắng sữa và cực kỳ đẹp.
Ngà răng
Đây là lớp giữa của răng, chúng được lớp men răng che chắn và bảo vệ. Phần ngà răng có màu vàng nhạt, được xem là thành phần chiếm số lượng lớn của thân răng.
Tủy răng
Đây là lớp trong cùng, che chắn bởi các men răng và ngà răng. Tủy răng được xem là cơ quan đầu não, có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu. Tủy răng được đánh giá là bộ phận quan trọng duy trì những cảm giác khi ăn uống và sinh hoạt.
Tủy răng sẽ được kéo dài ở cả chân răng, thân răng, được đánh giá cực kỳ quan trọng.
Xương răng
Đây là lớp tế bào giống như các mô xương. Xương răng còn được gọi là Cementum, được gắn chặt ngoài nướu, được bao phủ bên ngoài là chân răng. Xương có tác dụng cùng với chân răng tạo trụ đỡ cho răng.
Cấu tạo của răng con người đầy đủ các bộ phận với những chức năng và vị trí khác nhau. Tưởng chừng như ít nhưng cấu tạo của răng cũng rất nhiều lớp khác nhau.
Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn?
Thắc mắc về con người có bao nhiêu cái răng? Khách hàng băn khoăn bao nhiêu tuổi sẽ có răng khôn. Thông thường, thời gian mọc răng khôn ở mỗi người không hề giống nhau. Sẽ không có nguyên tắc cụ thể cho những trường hợp này.
Tuổi mọc răng khôn sẽ dao động từ 18 đến 25. Một số những trường hợp có thể mọc trễ hơn, đến 30 hoặc hơn mới có dấu hiệu răng khôn tồn tại.
Thực tế, không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn trên cung hàm. Một số người có thể mọc từ 2- 3 răng khôn. Thời gian mọc các răng này khá lâu, kéo dài, có nhiều người sưng đau và nhức khi răng khôn hiện diện.
Răng khôn mọc bình thường sẽ không sao. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu mọc ngầm, mọc lệch, nên chú trọng áp dụng các phương pháp khác nhau để cải thiện hiệu quả.
Những vấn đề cần lưu ý để có hàm răng đẹp chắc khoẻ
Khi đã nắm rõ con người có bao nhiêu cái răng, cần chú ý vào việc chăm sóc cũng như bảo vệ để có một hàm răng đẹp và tự tin trong công việc, cuộc sống. Theo đó, tuân thủ những hướng dẫn như:
Vệ sinh răng đúng cách
Đừng nghĩ vệ sinh răng đơn giản. Một số trường hợp không làm sạch, vệ sinh đúng hướng dẫn gây những ảnh hưởng, khiến nhiều bệnh lý xuất hiện. Do đó, cần chú ý những nguyên tắc như:
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2- 3 lần, nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút, chú trọng đánh kỹ ở những vùng răng cấm.
- Nên dùng bàn chải mềm, dịu nhẹ. Thao tác đánh răng nhẹ nhàng để không tác động đến phần nướu, kẻ răng.
- Dùng kem đánh răng có thành phần flour để vệ sinh, làm sạch miệng một cách hiệu quả
- Dùng nước súc miệng để giữ cho hơi thở thơm mát, hạn chế tình trạng hôi miệng.
- Mỗi ngày nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, muối có tính kháng khuẩn ngăn ngừa những mảnh bám hiện diện.
- Cạo lưỡi vệ sinh răng miệng mỗi ngày vì các vi khuẩn hay bám trên răng và xuất hiện những dấu hiệu gây hại.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Đây là cách giúp răng chắc khỏe, không có những tác động đến phần nướu.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh những nguyên tắc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Cũng nên chú trọng ăn uống đúng cách để giúp cho sức khỏe răng miệng vững vàng. Nên chú trọng áp dụng các nguyên tắc như:
- Sử dụng những món ăn mềm, dễ hấp thụ, không quá cứng để hạn chế những tác động quá mạnh vào răng.
- Chú ý cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Uống nhiều nước, tăng cường hoa quả cũng như những món ăn giàu canxi
- Không ăn những món quá nóng hoặc quá lạnh, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến men răng.
- Tránh xa thuốc lá, đây là nguyên nhân khiến răng đen, xuất hiện các ảnh hưởng
- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích vì dễ gây hại cho men răng, khiến răng ngả vàng.
- Ăn uống đa dạng các nhóm chất để giúp răng chắc khỏe tự nhiên.
Đến nha khoa thăm khám
Muốn răng chắc khỏe và đảm bảo được hoạt động ăn nhai như bình thường. Mỗi người cần chú ý việc chăm sóc, vệ sinh răng khoa học và đúng cách. Trong đó, nên chú trọng thăm khám nha sĩ định kỳ:
- 3- 6 tháng nên đến nha sĩ thăm khám, sớm phát hiện những bất thường về răng miệng để có phương pháp cải thiện hiệu quả.
- Chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc thay bàn chải đánh răng định kỳ từ 1- 2 tháng.
Với những thắc mắc về con người có bao nhiêu cái răng, các chuyên gia tại Nha khoa Shark đã giải đáp tận tình để quý khách hàng năm rõ. Từng cấu trúc, bộ phận quan trọng trong răng cũng đã được cập nhật, chia sẻ đầy đủ trong bài viết. Tin chắc mỗi khách hàng sẽ sớm có được nụ cười hoàn hảo, sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên nhất!
Bình luận bài viết