- Mặc định
- Lớn hơn
Niềng răng bị hôi miệng là tình trạng không hiếm gặp, làm cho nhiều người lo lắng và e ngại trong giao tiếp. Nhưng thực chất niềng răng có bị hôi miệng không? Cần làm gì để chữa và ngăn ngừa hôi miệng khi niềng răng? Trong bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Niềng răng có bị hôi miệng không?
Niềng răng không phải là nguyên nhân gây hôi miệng. Về cơ bản, niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng sai lệch vị trí bằng lực siết được tạo ra từ các khí cụ. Sau khi niềng, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn. Niềng răng là phương pháp an toàn, không tạo ra bất kỳ tác động nào liên quan đến hơi thở, không gây ra mùi hôi miệng nếu được thực hiện đúng cách.
Nguyên nhân gây hôi miệng khi niềng răng
Niềng răng bị hôi miệng là hậu quả do tác động của các yếu tố khách quan hoặc chủ quan, không phải bắt nguồn từ bản chất của phương pháp chỉnh nha. Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là sự tích tụ của vi khuẩn bên trong khoang miệng.
Sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha trong suốt quy trình niềng răng làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn rất dễ bị giắt lại ở rãnh mắc cài, đây là nguyên nhân chính làm hình thành mảng bám và gây hôi miệng khi niềng răng.
Ngoài ra, niềng răng bị hôi miệng còn có thể do:
- Bệnh lý răng miệng: Hôi miệng chính là 1 trong những biểu hiện điển hình của các bệnh lý như: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Vi khuẩn tấn công vào mô nướu, làm tổn thương cấu trúc bên trong răng nên làm cho hơi thở có mùi hôi.
- Do thực phẩm: Khi niềng răng, nếu bạn có thói quen ăn nhiều hành tỏi thì rất dễ bị hôi miệng. Vì trong nhóm thức ăn này có chứa hợp chất Sulfuric, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí – loại vi khuẩn gây hôi miệng.
- Bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… cũng có thể làm cho hơi thở có mùi hôi khi đang niềng răng.
- Do khí cụ chỉnh nha kém chất lượng: Ở các nha khoa kém uy tín thường sử dụng các khí cụ kém chất lượng, dễ bị biến chất trong khoang miệng sau 1 khoảng thời gian. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến làm cho người niềng răng bị hôi miệng.
Cách chữa hôi miệng khi niềng răng
Sau khi tìm hiểu niềng răng có bị hôi miệng không, điều tiếp theo bạn cần làm chính là khẩn trương chữa trị. Hôi miệng khi niềng răng tuy không nguy hại đến sức khỏe, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin trong đời sống.
Để chữa hôi miệng khi niềng răng, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, tại nhà hoặc tại nha khoa tùy theo từng trường hợp.
Chữa hôi miệng khi niềng răng tại nhà
Chữa niềng răng bị hôi miệng tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, như: Bạc hà, gừng, quế, trà xanh, dầu dừa,…
- Dùng bạc hà: Là nguyên liệu có tính mát, có tác dụng khử mùi tốt nên được sử dụng để chữa hôi miệng khi niềng răng. Bạn chỉ cần dùng nước lá bạc hà để súc miệng mỗi ngày sau khi ăn, hơi thở sẽ dần the mát dễ chịu.
- Dùng gừng: Gừng là nguyên liệu có tính nóng và cay, không chỉ được dùng như 1 phương thuốc chữa bệnh mà còn dùng để chữa niềng răng bị hôi miệng. Cách sử dụng tương tự như bạc hà, bạn chỉ cần dùng nước gừng để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Sau 1 khoảng thời gian, mùi hôi miệng sẽ được loại bỏ.
- Dùng quế: Thành phần Aldehyd Cinnamic trong quế có tác dụng đẩy lùi mùi hôi trong hơi thở và diệt khuẩn, giúp cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn. Bạn chỉ cần dùng nước quế để súc miệng 2-3 lần/ngày để khắc phục tình trạng niềng răng bị hôi miệng.
- Dùng trà xanh: Trà xanh là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng khi niềng răng. Bạn nên dùng nước trà xanh để súc miệng, mùi hôi miệng sẽ giảm đáng kể sau vài ngày.
- Dùng dầu dừa: Là 1 loại tinh dầu thiên nhiên, có tác dụng làm cho hơi thở thơm mát hơn khi niềng răng. Bạn chỉ cần dùng dầu dừa để súc miệng 4-6 phút mỗi ngày, mùi hôi khó chịu trong khoang miệng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Chữa hôi miệng khi niềng răng tại nha khoa
Nếu niềng răng bị hôi miệng do các bệnh lý gây ra, bạn cần đến nha khoa uy tín để chữa trị dứt điểm. Sau khi thăm khám và đánh giá tổng thể tình trạng răng, bác sĩ sẽ áp dụng 1 trong các cách chữa trị sau đây:
- Cạo vôi răng để làm sạch các mảng bám tích tụ trên thân răng. Đây là vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại, trong đó có vi khuẩn kỵ khí.
- Tiến hành trám răng nếu niềng răng bị hôi miệng là do răng sâu. Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy và bọc sứ.
- Chữa viêm lợi nếu mùi hôi trong hơi thở xuất phát từ bệnh lý này. Sau khi chữa viêm lợi và viêm nha chu, răng của bạn sẽ chắc khỏe hơn, quy trình niềng răng nhờ vậy cũng diễn ra thuận lợi hơn.
Cách ngăn ngừa niềng răng bị hôi miệng
Không chỉ riêng về niềng răng có bị hôi miệng không, cách ngăn ngừa bị hôi miệng khi niềng răng cũng là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không ai mong muốn cơ hơi thở nặng mùi trong suốt quy trình niềng răng, vì vậy, bạn cần trang bị kiến thức về cách phòng ngừa hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Để không bị hôi miệng khi niềng răng, bạn cần chú trọng cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Nên đánh răng 2-3 lần trong 1 ngày bằng bàn chải có lông mềm khi đang niềng răng để không làm ảnh hưởng khí cụ chỉnh nha. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn tồn đọng trong kẽ răng.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh mắc cài cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hôi miệng khi niềng răng. Bạn có thể sử dụng bàn chải kẽ – 1 loại bàn chải thông dụng dành cho người niềng răng.
Ăn uống theo chế độ lành mạnh
Để hạn chế mùi hôi trong hơi thở, người niềng răng cần hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường cao, các thức uống có gas hoặc có chứa phẩm màu. Thay vào đó, hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với các loại rau củ quả, thịt, cá, sữa,… để quy trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước chính là cách ngăn ngừa niềng răng bị hôi miệng đơn giản nhất, nhưng rất hiệu quả. Nước sẽ làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng. Nhờ đó, men răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng.
Khám nha khoa định kỳ
Khi niềng răng, bạn cần tuân thủ lịch khám nha khoa định kỳ. Bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi quá trình dịch chuyển của răng, lấy cao răng định kỳ và làm sạch vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng. Nhờ đó, các tác nhân gây hôi miệng khi niềng răng đều được loại bỏ. Khám nha khoa đúng định kỳ còn giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
Vừa rồi là các thông tin Nha khoa Shark giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng có bị hôi miệng không. Như vậy, niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, không làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng hoặc làm cho hơi thở có mùi hôi nếu được thực hiện đúng cách. Niềng răng bị hôi miệng tuy không làm ảnh hưởng sức khỏe, nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường ngày, vì vậy, bạn cần nghiêm túc chữa trị và phòng ngừa.
Bình luận bài viết