[Giải đáp] Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

[Giải đáp] Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi niềng răng, các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung,… sẽ tạo lực siết để nắn chỉnh răng, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp. Tuy nhiên, chính sự tác động của hệ thống khí cụ sẽ gây khó chịu, đau nhức trong suốt quá trình chỉnh nha. Do đó, nhiều khách hàng băn khoăn không biết “Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không và nếu có nên uống loại nào hiệu quả?”. Mời bạn hãy cùng chuyên mục kiến thức niềng răng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

[Giải đáp] Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

Bác sĩ tại Nha khoa Shark cho rằng bạn có thể uống thuốc giảm đau bình thường để hạn chế những cơn đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình chỉnh nha. Đặc biệt là sau khi thực hiện cấy vít hoặc điều trị các bệnh lý răng miệng thì càng cần sử dụng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng loại thuốc giảm đau theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ khuyên dùng. Điều này nhằm tối ưu hiệu quả giảm đau. Đồng thời giúp ngăn ngừa các hệ quả xấu cho sức khỏe.

Bạn có thể uống thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác đau nhức khi niềng răng
Bạn có thể uống thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác đau nhức khi niềng răng

Khi niềng răng bị đau nên uống thuốc gì?

Có rất nhiều cách giảm đau khi niềng răng nhưng cách nhanh nhất là dùng thuốc. Thông thường, bác sĩ thường kê thuốc Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin, Benzocain, hoặc Efferalgan để giảm đau. Đây là các loại thuốc có công dụng giảm đau đặc hiệu, thường được sử dụng sau khi nhổ răng hoặc cấy vít niềng răng.

Thuốc Ibuprofen

Ibuprofen là loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không chứa Steroid. Công dụng chính của Ibuprofen là hạn chế tổng hợp Prostaglandin, làm giảm cảm nhận của dây thần kinh cảm giác trước các tác nhân gây đau. Thuốc Ibuprofen thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bị đau nhẹ đến vừa trong quá trình niềng răng.

  • Liều dùng được chỉ định: 200mg – 400mg cho mỗi lần uống, khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, khó thở, tăng cân,…

Thuốc Acetaminophen

Bị đau khi niềng răng ở mức độ nhẹ đến vừa cũng có thể dùng thuốc Acetaminophen. Loại thuốc này không làm ảnh hưởng dạ dày hoặc đường ruột, có tác dụng giảm đau nhưng không giảm sưng viêm.

  • Liều dùng được chỉ định: 1-2 viên cho mỗi lần uống, khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, mất ngủ, buồn nôn,…
Có thể uống thuốc Ibuprofen và Acetaminophen trong trường hợp bị đau khi niềng răng ở mức độ vừa và nhẹ
Có thể uống thuốc Ibuprofen và Acetaminophen trong trường hợp bị đau khi niềng răng ở mức độ vừa và nhẹ

Thuốc Aspirin

Cũng là 1 trong những loại thuốc thuộc nhóm không chứa Steroid, vừa có tác dụng giảm đau vừa đó tác dụng chống viêm. Aspirin mang lại hiệu quả tốt nhất nếu như uống ngay khi cơn đau xuất hiện.

  • Liều dùng được chỉ định: 300mg – 600mg cho mỗi lần uống, khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Đau dạ dày, khó thở, phát ban,…

Thuốc Benzocain

Thuốc Benzocain có thành phần chính là hợp chất Benzocain, có tác dụng gây tê cục bộ. Vì vậy, loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp bị đau sau khi cắm Minivis hoặc nhổ răng.

  • Liều dùng được chỉ định: Dùng ở dạng dung dịch 2,5%- 20%.
  • Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim, nổi ban,…

Thuốc Efferalgan

Efferalgan là thuốc giảm đau có dạng viên sủi, có thành phần chính là Paracetamol dễ dàng hấp thụ vào máu. Dùng Efferalgan giúp giảm đau khi niềng răng rất nhanh chóng.

  • Liều dùng được chỉ định: 1-2 viên 500mg cho mỗi lần uống, khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, chán ăn, đau dạ dày,…
Aspirin,  Benzocain và Efferalgan cũng là những loại thuốc giúp giảm đau khi niềng răng rất nhanh chóng
Aspirin,  Benzocain và Efferalgan cũng là những loại thuốc giúp giảm đau khi niềng răng rất nhanh chóng

Niềng răng uống thuốc giảm đau có tốt không?

Uống thuốc giảm đau là cách thức tốt nhất để chấm dứt cơn đau khi niềng răng. Ưu điểm nổi bật của thuốc giảm đau chính là có thể xoa dịu cơn đau tức thì, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn chỉ sau vài giờ uống thuốc.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc để tránh những rủi ro không đáng có. Thuốc giảm đau chỉ hiệu quả khi được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Nếu không, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe.

Nhìn chung, niềng răng uống thuốc giảm đau là 1 vấn đề có tính chất 2 mặt, hoặc là giảm đau hiệu quả, hoặc là tác động xấu đến sức khỏe. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc giảm đau. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc giảm đau.

Niềng răng uống thuốc giảm đau cần phải lưu ý gì?

Sau đây là 1 số điều bạn cần lưu ý khi uống thuốc giảm đau trong quá trình niềng răng.

Uống đúng đơn, đúng thuốc

Tình trạng tự ý mua thuốc, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hiện rất phổ biến. Bạn không nên chạy theo thói quen này để tránh nguy cơ đối mặt với các tình huống xấu. Để giảm đau khi niềng răng, bạn cần sử dụng đúng thuốc, đúng đơn được bác sĩ kê toa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Uống thuốc đúng liều lượng

Cơn đau gây ra do niềng răng có thể diễn ra trong thời gian dài với nhiều mức độ. Nếu đau nhức trong thời gian dài, bạn không nên uống nhiều thuốc giảm đau hơn vì có thể gây phản tác dụng. Ngoài ra, mỗi cơ địa khác nhau cần dùng thuốc với liều lượng khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống thuốc giảm đau khi niềng răng phải đúng thuốc, đúng liều lượng để không gây phản tác dụng
Uống thuốc giảm đau khi niềng răng phải đúng thuốc, đúng liều lượng để không gây phản tác dụng

Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều loại thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng, chẳng hạn như: Buồn nôn, đau dạ dày, chán ăn, tiêu chảy,… Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để có thể chủ động xử lý trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ.

Không nên lạm dụng thuốc

Cơn đau niềng răng biểu hiện rõ ràng nhất ở 2 giai đoạn: Thay đổi lực siết răng khi niềng hoặc nhổ răng. Thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định dùng sau khi nhổ răng. Riêng với lịch siết răng định kỳ, mức độ đau răng vẫn còn nằm trong ngưỡng có thể chịu đựng, nên bạn cần hạn chế uống thuốc giảm đau để tránh bị lờn thuốc.

Nếu cơn đau dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến nha khoa thăm khám thay vì liên tục uống thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây đau và chỉ định phương pháp xử lý thích hợp, an toàn.

Vừa rồi là lời giải đáp của nha khoa Shark đối với vấn đề niềng răng có được uống thuốc giảm đau không. Trong bài viết, chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn 1 số loại thuốc giảm đau khi niềng răng thích hợp, tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher