Bật mí các cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả nhất

Bật mí các cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả nhất

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Niềng răng không chỉ là phương pháp nha khoa giúp cải thiện hiệu quả thẩm mỹ mà còn giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại rằng niềng răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn các cách giảm đau khi niềng răng an toàn, hiệu quả. Cùng chuyên mục Kiến thức niềng răng theo dõi ngay nhé!

cách giảm đau khi niềng răng

Tại sao niềng răng xong lại bị đau?

Thông thường sau khi vừa trải qua bước niềng răng tại phòng khám, khách hàng sẽ cảm thấy hơi tê buốt, đau nhẹ tại răng. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, gặp phổ biến ở nhiều người và không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, chân răng và xương hàm bên trong khoang miệng có cấu tạo chặt chẽ và được liên kết mật thiết với nhau qua dây chằng. Khi niềng răng, bác sĩ sẽ phải tạo lực siết vừa đủ nhằm căn chỉnh răng nên mạch máu và nha chu sẽ vô tình bị tác động.

Lúc này, quá trình lưu thông máu bên trong khoang miệng sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời răng thật lại phải chịu một áp lực lớn đè nén từ hệ thống dụng cụ chỉnh nha. Đây chính là lý do vì sao nhiều người thường cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu tại vị trí răng bị dịch chuyển khi niềng.

Sau khi vừa trải qua bước niềng răng tại phòng khám, khách hàng sẽ cảm thấy hơi tê buốt, đau tại răng
Sau khi vừa trải qua bước niềng răng tại phòng khám, khách hàng sẽ cảm thấy hơi tê buốt, đau tại răng

Các giai đoạn niềng răng và mức độ đau chi tiết

Để tìm được cách giảm đau khi niềng răng phù hợp và đảm bảo an toàn nhất thì bạn phải nắm được các giai đoạn thực hiện niềng răng cụ thể. 

Giai đoạn gắn chun và tách kẽ đầu tiên

Theo khảo sát từ nha khoa Shark, đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng và cùng là giai đoạn mà khách hàng cảm thấy đau nhức nhất. Để niềng răng, bác sĩ sẽ cần phải gắn các dây chun và tách kẽ cẩn thận nhằm tạo khoảng trống cần thiết, giúp răng mọc lệch di chuyển một cách dễ dàng.

Việc gắn dây chun có thể khiến răng bị cộm lên và dễ gây ra hiện tượng tê răng, đau buốt, nhất là khi bạn ăn uống hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng vài ngày ngắn ngủi thì cảm giác đau răng sẽ giảm thiểu nhanh chóng mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp nào.

Giai đoạn nhổ răng để thực hiện niềng

Nhắc đến hai từ “nhổ răng”, nhiều người sẽ cảm thấy hết sức lo sợ vì thường thì nhổ răng sẽ gây ra tình trạng chảy máu, đau buốt nhiều. Vậy nhưng, khi niềng răng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm thuốc tê với liều lượng thích hợp trước nhổ răng để hạn chế tối đau cảm giác đau nhức cho khách hàng.

Bởi vậy, bạn không cần phải quá lo lắng khi trải qua bước nhổ răng để thực hiện niềng răng thẩm mỹ.

Bạn không cần phải quá lo lắng khi trải qua bước nhổ răng để thực hiện niềng răng thẩm mỹ
Bạn không cần phải quá lo lắng khi trải qua bước nhổ răng để thực hiện niềng răng thẩm mỹ

>>>Xem thêm: Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không.

Giai đoạn gắn bộ dây cung để cố định mắc cài

Sau khi răng đã có được khoảng trống cần thiết để di chuyển, bác sĩ sẽ đo lường và gắn bộ dụng cụ chuyên dụng gồm có dây cung, mắc cài để đưa răng về vị trí chuẩn chỉnh ban đầu. 

Lúc này, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc vướng víu do chưa quen với sự xuất hiện của dụng cụ nằm bên trong khoang miệng. Tuy nhiên, cảm giác kể trên sẽ biến mất hoàn toàn sau vài tuần và việc sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Giai đoạn siết dây cung cuối cùng

Giai đoạn siết răng khi niềng mục đích để để nắn chỉnh răng thì ít nhiều bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí đau nhức. Đây là hiện tượng khó tránh khỏi trong quá trình niềng răng thẩm mỹ tại các phòng khám nha khoa hiện nay.

Tóm lại, ở mỗi giai đoạn niềng răng thì bạn sẽ gặp phải cảm giác đau nhức và khó chịu khác nhau. Việc đau răng khi thực hiện phục hình thẩm mỹ là hoàn toàn bình thường và không hề gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, hãy bình tĩnh và cố gắng giữ tâm lý thoải mái để sớm có được hàm răng chắc khỏe như ý muốn.

Khi dây cung bị siết chặt để nắn chỉnh răng thì ít nhiều bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí đau nhức
Khi dây cung bị siết chặt để nắn chỉnh răng thì ít nhiều bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí đau nhức

Bật mí các cách giảm đau khi niềng răng an toàn

Dưới đây là các cách giảm đau khi niềng răng an toàn, đơn giản và được rất nhiều người áp dụng thành công mà bạn có thể tham khảo thêm:

Chườm lạnh

Cái “lạnh” từ đá trong túi chườm sẽ giúp cơn đau nhức do niềng răng giảm thiểu một cách nhanh chóng. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm mại rồi cho thêm vài viên đá vào trong. Tiếp theo, hãy cuộn tròn khăn lại và áp lên vị trí má có răng bị đau nhức để giảm đau.

Dùng nước muối

Theo nghiên cứu y khoa, nước muối chứa thành phần gồm các hoạt chất quý có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Chính vì vậy bạn nên thường khuyên những người niềng răng nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để giảm đau nhức, khó chịu. 

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi thực hiện niềng răng thì bạn cần phải tuân thủ một cách tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống khoa học. Chẳng hạn như, bạn nên tránh xa đồ ăn quá cứng hoặc khó nhai, khó nuốt. Bởi vì, những thực phẩm kể trên sẽ khiến cho tình trạng đau nhức răng diễn biến thêm nặng nề và nghiêm trọng.

Dùng sáp chỉnh nha

Việc mắc cài và hệ thống dây cung liên tục cọ xát vào khoang miệng sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng vướng víu hoặc đau nhức. Giải pháp tối ưu dành cho bạn lúc này chính là sử dụng sáp niềng răng để hạn chế tổn thương phần mô mềm bên trong.

Chườm nóng

Ngoài phương pháp chườm lạnh thông dụng thì chườm nóng cũng là cách giảm đau khi niềng răng đem lại hiệu quả tích cực và nhiều người phản hồi tốt hiện nay. Bạn có thể nhúng qua khăn mềm vào nước ấm hoặc mua sẵn túi chườm nóng để áp lên má khi bị đau răng.

Chườm nóng là cách giảm đau khi niềng răng đem lại hiệu quả tích cực
Chườm nóng là cách giảm đau khi niềng răng đem lại hiệu quả tích cực

Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Cảm giác đau sau khi niềng răng có thể là hậu quả của việc răng bị dính thức ăn hoặc không được làm sạch. Chính vì vậy, bạn nên đánh răng bằng bàn chải chuyên dụng mỗi khi ăn xong, kết hợp thêm súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày để làm sạch khoang miệng.

Sử dụng thêm vật dụng giúp bảo hộ răng

Nếu như bạn cảm thấy cộm vướng nhiều sau khi thực hiện niềng răng thẩm mỹ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đeo thêm đồ bảo hộ răng. Những vật dụng này được tiệt trùng kỹ càng và đảm bảo an toàn tối đa cho những khu vực dễ tổn thương bên trong khoang miệng.

Massage nhẹ nhàng để giúp nướu răng thư giãn

Nướu răng là một trong những vị trí rất dễ tổn thương sau khi bạn tiến hành niềng răng thẩm mỹ hoặc phục hình răng. Chính vì vậy, hãy thường xuyên massage nhẹ nhàng, cẩn thận xung quanh nướu để giúp cơ quan này thư giãn và hạn chế cơn đau.

Giữ tâm lý ổn định

Việc tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ chỉ khiến cho cảm giác đau nhức thêm phần nghiêm trọng, nặng nề. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ thường trấn an và khuyên khách hàng nên giữ tâm lý thoải mái, nhất là sau khi vừa thực hiện niềng răng.

Sử dụng thuốc tê

Nhằm giúp khách hàng bớt sợ hãi và giảm cảm giác tê buốt khó chịu khi niềng răng thì bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào cơ địa, tình hình răng miệng thực tế để chỉ định tiêm thuốc tê. Đây là cách giảm đau khi niềng răng thông dụng nhưng phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu như sau khi niềng răng, việc sử dụng thuốc tê và các biện pháp kể trên không đem lại cho bạn hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm thuốc giảm đau.

Thành phần có trong thuốc giảm đau sẽ tác động trực tiếp vào vị trí răng vừa niềng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, đặc biệt là không bị những cơn đau “hành hạ”.

Thành phần có trong thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
Thành phần có trong thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn

Các cách giảm đau khi niềng răng mà Nha khoa Shark chia sẻ trên đây mặc dù được rất nhiều người áp dụng thành công tại nhà. Nhưng để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn cao nhất với sức khỏe thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Một số lưu ý quan trọng giúp giảm đau khi niềng răng

Dưới đây là một số lưu ý vô cùng hữu ích mà bạn nên biết để giúp giảm đau sau khi niềng răng:

  • Sau khi thực hiện niềng răng thì bạn không nên sử dụng răng phía trước để cắn xé thức ăn. Theo bác sĩ, tốt nhất bạn nên cắt nhỏ thực phẩm rồi dùng răng hàm phía trong để nhai thật kỹ trước khi nuốt.
  • Trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là vào giai đoạn đầu khi thực hiện niềng răng thì bạn nên ưu tiên ăn các loại đồ ăn mềm và dễ nhai, nuốt như sinh tố, cháo, canh, súp.
  • Một số loại đồ ăn quá cứng sẽ gây tổn thương mô mềm sau khi thực hiện niềng răng thẩm mỹ. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn nên tránh xa các loại đồ ăn này sau khi niềng hoặc phục hình răng.
  • Trong quá trình đeo dụng cụ niềng răng bạn sẽ có thể gặp phải tình trạng trầy xước, thậm chí chảy máu chân răng. Lúc này, việc cần làm của bạn là hãy thật bình tĩnh, cắn chặt băng gạc vô khuẩn để cầm máu và báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý đúng, đảm bảo an toàn.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp cho khoang miệng bớt khô và còn hạn chế được tình trạng vi khuẩn phát triển, gây bệnh. Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng, những người thực hiện niềng răng nên uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Sau khi niềng răng, nếu như thức ăn bám dính vào giữa các kẽ răng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Chính vì lý do này, ngay khi ăn xong bạn hãy tiến hành đánh răng cũng như vệ sinh sạch sẽ khu vực khoang miệng bằng bàn chải chuyên dụng.
Ngay khi ăn xong bạn hãy tiến hành đánh răng cũng như vệ sinh sạch sẽ khu vực khoang miệng
Ngay khi ăn xong bạn hãy tiến hành đánh răng cũng như vệ sinh sạch sẽ khu vực khoang miệng

Hy vọng, với những thông tin về các cách giảm đau khi niềng răng trong bài viết trên bạn đã tìm được phương pháp phù hợp cho riêng mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Nha khoa Shark để được giải đáp sớm nhất bạn nhé!

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X