Phân độ cao răng theo từng cấp và cách xử lý hiệu quả

Phân độ cao răng theo từng cấp và cách xử lý hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Cao răng là một trong những vấn đề phổ biến khi nói về sức khỏe răng miệng, bởi nó gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,… Việc xác định phân độ cao răng vô cùng quan trọng để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về các cấp độ cao răng và những cách xử lý tốt nhất cho từng cấp độ.

phân độ cao răng

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng – là những mảng bám cứng bám chặt vào bề mặt răng. Mảng bám này được hình thành do sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn thừa và nước bọt trong khoang miệng. Lâu dần, mảng bám không được loại bỏ sạch sẽ dần dần hóa vôi và trở thành cao răng.

Khi có những dấu hiệu sau, chắc chắn bạn đang có bựa răng trên bề mặt răng: xuất hiện mảng bám cứng đầu màu vàng hoặc nâu ở cổ răng, dưới nướu; vùng nướu quanh răng bị sưng đỏ và chảy máu khi đánh răng; hơi thở có mùi và răng bị lung lay.

Cao răng là những mảng bám cứng đầu, ố vàng trên bề mặt răng
Cao răng là những mảng bám cứng đầu, ố vàng trên bề mặt răng

Cao răng có mấy cấp độ? Phân độ cao răng theo từng cấp

Dựa vào sự hình thành của cao răng trên bề mặt răng, phân độ cao răng được chia thành 4 cấp cụ thể như sau:

Cao răng cấp độ 1

Ở cấp độ 1, lớp cao răng mới bắt đầu hình thành. Lúc này, chúng sẽ có màu vàng nhạt pha trắng nhẹ. Không nhìn kỹ thì vôi răng khá giống với màu sắc tự nhiên của răng.

Độ cứng khi ở cấp 1 chưa cao. Do đó, nếu phát hiện sớm và vệ sinh răng miệng đúng cách, kịp thời, lớp vôi răng sẽ được loại bỏ hiệu quả.

Cao răng độ 1 chưa phát triển rõ nên không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của hàm răng, cũng như không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, vẫn cần loại bỏ sớm để không phát triển lên mức độ cao hơn, bởi có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Cao răng độ 1 là giai đoạn mảng bám mới bắt đầu hình thành trên bề mặt răng
Cao răng độ 1 là giai đoạn mảng bám mới bắt đầu hình thành trên bề mặt răng

Cao răng cấp độ 2

Sau độ 1 sẽ là cao răng độ 2. Đối với phân độ cao răng này, mật độ của cao răng đã trở nên dày hơn, nhiều trường hợp lên tới 2mm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết với những mảng bám màu vàng nhạt trên bề mặt răng.

Lúc này, lớp cao răng đã cứng chắc và rất khó bong tróc khi thực hiện bằng các biện pháp thông thường tại nhà.

Cũng giống như độ 1, ở độ 2 chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi cười nói hay giao tiếp hàng ngày.

Cao răng độ 2 sẽ xuất hiện lớp mảng bám dày hơn và có màu vàng nhạt
Cao răng độ 2 sẽ xuất hiện lớp mảng bám dày hơn và có màu vàng nhạt

Cao răng cấp độ 3

Ở độ 3, cao răng rất dễ phát hiện bằng mắt thường bởi lúc này lớp cao răng đã rất dày và chuyển sang màu vàng sậm. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện ở bề mặt trong của răng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp xuất hiện mảng bám ở cả mặt ngoài và mặt trong của răng.

Ở độ 3, cao răng sẽ gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng,…

Đặc biệt, khi lớp vôi răng lan sâu xuống chân răng và nướu còn có thể gây ra các bệnh viêm lợi, sưng nướu và chảy máu chân răng khi có tác động nhẹ.

Cao răng độ 3 gây ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe răng miệng của mọi người. Do đó, cần điều trị sớm để không chuyển sang độ 4, bởi có thể không bảo tồn được răng thật.

Ở cao răng độ 3 sẽ xuất hiện những lớp mảng bám dày, cứng đầu và có màu vàng sẫm
Ở cao răng độ 3 sẽ xuất hiện những lớp mảng bám dày, cứng đầu và có màu vàng sẫm

Cao răng cấp độ 4 

Độ 4 chính là mức độ nặng nhất của cao răng. Lúc này phần cao răng sẽ có màu đen sẫm. Khi nhìn trực diện hàm răng, bạn sẽ thấy những mảng bám tối màu trên bề mặt răng. Một vài trường hợp nặng hơn, cao răng sẽ lan xuống nướu.

Cao răng ở độ 4 đã tồn tại trên bề mặt răng và nướu trong một thời gian dài. Hầu như chúng đều ăn mòn vào sâu ngà răng, nên sẽ gặp rất nhiều bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

Nặng hơn nữa, những chiếc răng đó sẽ bị lung lay và rơi ra khỏi cung hàm, gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bạn.

Cao răng độ 4 không thể điều trị tức thì mà cần phải trải qua một quá trình dài bởi nó đã gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do đó, hãy đi điều trị sớm nhất để không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Phân độ cao răng cấp 4 gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng
Phân độ cao răng cấp 4 gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng

Như vậy, cao răng có mấy cấp độ cụ thể? Câu trả lời chính xác là 4 cấp độ. Mỗi cấp độ có một dấu hiệu khác nhau và để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, hãy điều trị ngay ở cấp độ 1 nhé.

Hướng dẫn cách loại bỏ cao răng theo từng cấp độ

Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 – 45 phút, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp mảng bám mỏng. Do đó, để ngăn ngừa những mảng bám này phát triển thành cao răng, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thực hiện thêm một số mẹo làm răng tại nhà, kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ.

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày và xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày sẽ có công dụng hiệu quả nhất đối với cao răng độ 1. Bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc răng miệng sau:

  • Đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày 

Cụ thể: 30 phút sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Sử dụng các loại kem đánh răng tẩy cao răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình và lựa chọn những loại bàn chải đánh răng đầu nhỏ, lông mềm.

  • Sử dụng nước súc miệng kết hợp với chỉ nha khoa

Sau khi đánh răng, việc súc miệng và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ sạch vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, cũng như ngăn chặn mùi hôi xuất hiện trong khoang miệng.

  • Hạn chế ăn đường và tinh bột vào buổi tối

Điều này sẽ giúp hạn chế sâu răng. Bởi vào buổi tối là cơ hội cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

Nếu trong khoang miệng còn tồn tại các mảng bám, vi khuẩn sẽ phân giải chúng và giải phóng các hợp chất acid. Từ đó, men răng sẽ bị ảnh hưởng và lâu dần gây ra bệnh lý sâu răng.

  • Hạn chế dùng cà phê, trà hoặc các loại nước uống có màu

Những loại thực phẩm này có tính bám mạnh, nên dễ gây xỉn màu răng. Trong trường hợp cao răng đã xuất hiện ở cấp độ 1, nó sẽ nhiễm màu nhanh hơn và gây mất thẩm mỹ cho nụ cười của bạn.

  • Hạn chế hút thuốc

Thuốc lá vừa gây hại cho sức khỏe tổng thể, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Khi hút thuốc, khói thuốc lá sẽ bám lên bề mặt răng và làm răng xỉn màu, ố vàng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Thực hiện một số mẹo tẩy cao răng tại nhà

Cách làm này phù hợp để khắc phục phân độ cao răng cấp 1 và 2, khi mảng bám chưa xuất hiện quá nhiều trên bề mặt răng. Một số mẹo dân gian bạn nên thử:

  • Dùng chanh: Trong cao răng gồm phosphate và carbonate canxi, khi gặp acid có trong nước chanh, sẽ tạo ra phản ứng làm mất sự liên kết cấu trúc của vôi răng. Khi thực hiện đúng cách, lớp cao răng sẽ trở nên rời rạc và dễ bong tróc.
  • Dùng Baking soda: Đây là những chất có tính mài mòn, nên khi gặp vôi răng, chúng sẽ phá hủy một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không được làm dụng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
  • Dùng muối: Muối được biết đến là chất có tính sát khuẩn cao, nên thường được dùng để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bạn có thể sử dụng muối để ngăn chặn sự phát triển của cao răng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
  • Dùng dầu dừa: Khi sử dụng dầu dừa, nhóm vi khuẩn streptococcus mutans và candida albicans,… sẽ bị ức chế sự phát triển. Do đó mang hiệu quả loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng rất tốt. Bạn có thể kết hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác để nhân đôi hiệu quả nhé.

Hãy thực hiện đồng thời các mẹo tẩy trắng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để mang lại sức khỏe tốt nhất cho răng miệng.

Sử dụng baking soda, muối, dầu dừa,... để loại bỏ cao răng độ 1, 2 tại nhà
Sử dụng baking soda, muối, dầu dừa,… để loại bỏ cao răng độ 1, 2 tại nhà

Lấy cao răng tại những cơ sở nha khoa uy tín

Lấy cao răng tại các nha khoa cạo vôi răng uy tín sẽ phù hợp với mọi phân độ cao răng. Tính hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh nên các bạn có thể tham khảo và thực hiện sớm.

Thông thường, quá trình lấy cao răng chuẩn Y khoa sẽ được diễn ra trong 5 bước:

  • Bác sĩ thăm khám để nắm rõ tình trạng cao răng. Sau đó đề xuất phương án xử lý phù hợp.
  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi tiến hành lấy cao răng.
  • Tiến hành lấy cao răng dưới sự hỗ trợ của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Đánh bóng răng sau khi lấy vôi răng
  • Kiểm tra lại một lần nữa tổng thể sức khỏe răng miệng. Sau đó hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng đúng cách và hẹn lịch tái khám cho lần tiếp theo. Đa phần sẽ tới tái khám sau 3 – 6 tháng.

Việc xác định phân độ cao răng theo từng cấp vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Do đó, hãy tham khảo những cấp độ cao răng trong bài viết, kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe và lấy cao răng.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X