Góc giải đáp: Răng trám bị bể có trám lại được không?

Góc giải đáp: Răng trám bị bể có trám lại được không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng sau khi trám có thể bị bể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần nhanh chóng xử lý vấn đề này để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười. Nhưng răng trám bị bể có trám lại được không? Trám răng lần 2 cần thực hiện bằng phương pháp nào? Thông tin được Nha khoa Shark chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Răng trám bị bể có trám lại được không

Răng trám bị bể có trám lại được không?

Để giải đáp cho thắc mắc của bạn về vấn đề răng trám bị bể có trám lại được không, câu trả lời của bác sĩ là có. Bác sĩ khuyên bạn nên đi trám lại răng đã bể càng sớm càng tốt, vì thời gian càng kéo dài càng gây ra nhiều hệ lụy.

Cách trám răng lại lần 2 sẽ không khác mấy so với lần trám răng đầu tiên. Tuy nhiên, trong lần thực hiện này, bạn cần cân nhắc chọn lựa nha khoa uy tín, nên áp dụng công nghệ trám răng tiên tiến và sử dụng chất liệu trám có chất lượng tốt. Đây là những yêu cầu tối thiểu để miếng trám răng lần 2 không bị bể hay bong tróc.

Trám răng lần thứ 2 cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi tay nghề, có nhiều kinh nghiệm để tư vấn và chỉ định phương hướng điều trị thích hợp. Với sự hỗ trợ của bác sĩ tốt, hiệu quả phục hình răng sau khi trám sẽ được duy trì lâu hơn.

Trám răng lại lần 2 cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề tốt để đảm bảo tuổi thọ sử dụng của miếng trám
Trám răng lại lần 2 cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề tốt để đảm bảo tuổi thọ sử dụng của miếng trám

Vì sao nên trám răng lại khi răng trám bị bể?

Hầu hết các trường hợp cần trám răng đều là do răng bị tổn thương, sứt mẻ, gãy vỡ, sâu răng,… Do vậy, nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng này, vi khuẩn sẽ tiếp tục có cơ hội lây lan và tấn công vào mô răng đang bị tổn thương trong khoang miệng.

Sau khi miếng trám răng cũ bị bể được thay bằng miếng trám răng mới, mô răng sẽ được bảo vệ trước tác động của hại khuẩn. Ngoài ra, trám lại răng trám bị bể còn giúp bạn khôi phục khả năng ăn nhai, phục hình dáng răng và nâng cao thẩm mỹ của hàm răng.

Sau khi miếng trám răng cũ bị bể, bạn cần nhanh chóng trám lại răng để khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng
Sau khi miếng trám răng cũ bị bể, bạn cần nhanh chóng trám lại răng để khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng

Trám lại răng đã trám bao nhiêu tiền?

Chi phí trám răng lại lần 2 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/răng. Đây là mức giá trám răng được áp dụng tại hầu hết các nha khoa, dù bạn trám răng lần đầu hay trám răng lần 2.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân răng trám bị bể do tay nghề non kém của bác sĩ thực hiện, nha khoa sẽ có thể hỗ trợ bạn 1 phần chi phí hoặc miễn phí dịch vụ trám răng lần 2. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách được áp dụng của từng nha khoa.

Phương pháp trám răng lần 2 an toàn, hiệu quả lâu dài

Như vậy, bạn đã có thể xác định răng trám bị bể có trám lại được không. Về cơ bản, trám răng không phải là kỹ thuật phức tạp, thời gian thực hiện khá nhanh chóng. Để trám lại răng trám bị bể, bác sĩ thường sử dụng 2 phương pháp: Trám răng bằng công nghệ Laser mới hoặc trám răng Inlay/Onlay.

Trám răng bằng công nghệ Laser mới

Khi trám răng lần 2, bạn nên chọn công nghệ trám răng Laser mới thay vì phương pháp thông thường. Với tác dụng của ánh sáng Laser, chất liệu trám sẽ được đông cứng và bám dính chắc chắn vào thân răng, không bị rỗng và tăng thêm độ bền chắc.

Kỹ thuật trám răng bằng công nghệ Laser mang lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp thông thường, đồng thời cũng có thẩm mỹ hơn. Nhờ đó, kết quả trám răng được duy trì lâu dài.

Trám răng bằng công nghệ Laser mang lại hiệu quả tối ưu hơn so với phương pháp truyền thống
Trám răng bằng công nghệ Laser mang lại hiệu quả tối ưu hơn so với phương pháp truyền thống

Trám răng Inlay/Onlay

Trám răng Inlay/Onlay là phương pháp được áp dụng cho nhóm răng hàm, có thể cải thiện khả năng ăn nhai và tăng cường độ bền chắc của răng. Phương pháp này sử dụng vật liệu sứ thay vì chất trám răng thông thường.

Vật liệu sứ sẽ được thiết kế dựa trên màu sắc, hình dáng gờ rãnh của chiếc răng bị khuyết thiếu. Sau đó, bác sĩ cố định vật liệu vào vị trí cần trám răng. Trám răng Onlay thường được áp dụng để phục hình thân răng và mặt nhai của răng. Trám răng Inlay có thể phục hình tổn thương răng ở mọi mặt.

Trám răng Inlay/Onlay cho kết quả thẩm mỹ tốt hơn, vì vật liệu sứ có hình dáng và màu sắc giống như răng thật, có độ chịu lực tốt, không dễ bị bong tróc hoặc sứt mẻ như chất liệu trám răng thông thường. Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt, kết quả trám răng lần 2 bằng phương pháp Inlay/Onlay có thể duy trì 5-7 năm.

Trám răng Inlay/Onlay không dễ bị bong tróc, sứt mẻ như phương pháp thông thường
Trám răng Inlay/Onlay không dễ bị bong tróc, sứt mẻ như phương pháp thông thường

Cách hạn chế vỡ, bể miếng trám răng

Để hạn chế tình trạng bị vỡ, bể miếng trám răng, trước tiên bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín. Sau đó, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Đảm bảo tần suất đánh răng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm. Nên chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không nên chải răng theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng.
  • Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp, không nên dùng các sản phẩm có đặc tính tẩy rửa mạnh.
  • Nên tạo thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, nước súc miệng để làm sạch răng miệng mỗi ngày.
  • Nên chia lực ăn nhai đều cho cả 2 hàm, không nên thường xuyên dùng thức ăn cứng, cần nhiều lực ăn nhai.
  • Nên hạn chế các thức ăn có hàm lượng Axit cao, chứa nhiều đường, các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong thịt cá và các loại rau củ quả để nâng cao sức khỏe răng miệng.
  • Bạn nên uống đủ 2l nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể, kích thích sản sinh nước bọt, ngăn ngừa sự sinh sôi của các loại hại khuẩn trong khoang miệng.
  • Nên loại bỏ các thói quen xấu có thể gây hại cho răng như: Nghiến răng, dùng răng cắn bao bì, dùng răng mở nắp chai,…
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng, cần đeo máng chống nghiến khi ngủ.
  • Tuân thủ theo lịch thăm khám nha khoa đúng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để tiện tầm soát mọi vấn đề phát sinh (nếu có).

Thông qua những chia sẻ của nha khoa Shark về chủ đề răng trám bị bể có trám lại được không, mong rằng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp hàn trám. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan 1 cách nhanh chóng, hãy liên hệ với nha khoa Shark, bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia hàng đầu. Nha khoa Shark hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher