Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?

Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi đến nha khoa Shark, nhiều khách hàng đã bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề “Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?”. Nhằm giúp khách hàng hiểu thêm các thông tin về phương pháp hàn trám răng, các bác sĩ tại nha khoa Shark đã đưa ra lời giải đáp chính thức. Mời bạn hãy cùng chuyên mục Kiến thức trám răng theo dõi ngay bài viết sau đây.

Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào

Trám răng và hàn răng có phải là một phương pháp không?

Thực chất, trám răng và hàn răng không có sự khác biệt, cả 2 đều là thuật ngữ chỉ cùng 1 thủ thuật hiện có trong nha khoa. Đây là kỹ thuật dùng để khôi phục hoặc bù đắp các mô răng bị khuyết thiếu do nhiều nguyên nhân gây ra.

Trám răng hoặc hàn răng đều nhằm mục đích khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Sau khi hàn trám, bạn sẽ sở hữu được hàm răng nguyên vẹn, có thẩm mỹ cao.

Như vậy, cùng 1 thủ thuật nha khoa, chúng ta có thể gọi bằng 2 cách khác nhau. Hàn trám răng là phương pháp tối ưu, được nhiều người lựa chọn để phục hình dáng răng khi bị tổn thương mức độ nhẹ.

Trám răng và hàn răng đều là thuật ngữ chỉ cùng 1 thủ thuật trong nha khoa, nhằm mục đích khôi phục mô răng bị khuyết thiếu
Trám răng và hàn răng đều là thuật ngữ chỉ cùng 1 thủ thuật trong nha khoa, nhằm mục đích khôi phục mô răng bị khuyết thiếu

Cần hàn trám răng trong trường hợp nào?

Hiện nay, hàn trám răng là kỹ thuật rất phổ biến, nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng trong những trường hợp sau đây.

Hàn trám răng sâu

Khi răng bị sâu, trên thân răng sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ li ti. Đây chính là vị trí thường tích tụ vi khuẩn, nguy cơ cao gây đau nhức và nhiễm trùng, làm thân răng bị phá hủy. Để chữa răng sâu, hàn trám răng là 1 trong những phương pháp đơn giản nhất, rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng lan rộng.

Hàn trám răng sứt mẻ

Khi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ của hàm răng, đặc biệt là khi sứt mẻ răng cửa. Ngoài ra, sứt mẻ răng cũng làm cho răng bị yếu đi, nên bạn cần hàn trám răng để giúp cho răng khôi phục lại hình thể như ban đầu. Sau khi hàn trám, răng sẽ giữ được thẩm mỹ và chức năng cơ bản của răng.

Hàn trám răng mòn cổ chân

Khi bị mòn cổ chân răng, bạn thường phải đối mặt với cảm giác ê buốt kéo dài. Để ngăn ngừa cảm giác khó chịu này, hàn trám răng chính là sự lựa chọn tối ưu nhất, được bác sĩ khuyến khích.

Kỹ thuật hàn trám răng được dùng để phục hình thẩm mỹ cho răng trong nhiều trường hợp khác nhau
Kỹ thuật hàn trám răng được dùng để phục hình thẩm mỹ cho răng trong nhiều trường hợp khác nhau

Các vật liệu được dùng trong hàn trám răng

Như vậy, bạn đã có được câu trả lời về vấn đề trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào. Có nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng trong kỹ thuật nay. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại vật liệu tương ứng.

Hàn trám răng bằng GIC

GIC là vật liệu hàn trám răng có tính ứng dụng cao, và có màu sắc gần tương đồng với màu răng nên rất được ưa chuộng. Loại vật liệu này có đặc tính ưa nước, dễ dàng thao tác và nắn chỉnh nên thường được sử dụng để hàn trám răng trẻ em. Vì trẻ em là nhóm đối tượng rất khó hợp tác, khó cách ly nước bọt trong khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Hàn trám răng bằng Composite

Composite là loại vật liệu hàn trám răng có nguồn gốc từ nhựa, được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ vì có màu sắc tương tự như răng thật. Sau khi hoàn tất, mối hàn bằng chất liệu Composite sẽ không tạo ra sự khác biệt quá nhiều so với men răng tự nhiên. Chất liệu này cũng có khả năng đàn hồi khá cao, giúp bác sĩ dễ dàng thao tác.

Hàn trám răng bằng sứ nguyên khối

Sứ nguyên khối là loại vật liệu hàn răng có xuất phát từ khối thủy tinh nguyên chất. Để sử dụng chất liệu này, bác sĩ sẽ dùng keo dán nha khoa chuyên dụng để gắn khối sứ lên vị trí răng cần được phục hình. Vật liệu hàn trám răng này thích hợp áp dụng cho nhóm răng hàm vì có khả năng chịu lực ăn nhai tốt. Sứ nguyên khối là vật liệu có thẩm mỹ cao, đồng thời có độ bền tốt nên được nhiều người ưa chuộng.

Sứ nguyên khối thường dùng để hàn trám răng hàm vì có khả năng chịu lực tốt, chủ yếu dùng trong hàn trám răng Inlay/Onlay
Sứ nguyên khối thường dùng để hàn trám răng hàm vì có khả năng chịu lực tốt, chủ yếu dùng trong hàn trám răng Inlay/Onlay

Quy trình hàn trám răng chuẩn y khoa

Để để đạt được hiệu quả cao nhất, kỹ thuật hàn trám răng cần được thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa. Bao gồm 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Thăm khám răng miệng tổng quát

Trước tiên, bác sĩ cần kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng của bạn, xác định các vấn đề hiện có trên răng. Tiếp theo, bác sĩ bắt đầu tư vấn đề vật liệu hàn trám răng thích hợp.

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước khi hàn trám răng, bác sĩ cần vệ sinh khoang miệng của bạn thật sạch sẽ, sau đó gây tê cục bộ tại vùng răng cần được trám. Bác sĩ sẽ dùng các khí cụ chuyên dụng để làm sạch chiếc răng bị sâu. Bước này được thực hiện khá nhanh chóng, an toàn và không gây đau.

  • Bước 3: Chuẩn bị vật liệu hàn trám răng và đặt khuôn trám

Tại bước thực hiện này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh và dùng đế cao su để cách ly khu vực cần được hàn trám răng. Trong trường hợp vết sâu nằm gần chân răng, bác sĩ sẽ dùng 1 lớp thủy tinh Ionomer vào bên trong để lót. Đây là bước thực hiện quan trọng nhằm để bảo vệ dây thần kinh bên trong răng.

Trám răng cần được thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả, không gây biến chứng
Trám răng cần được thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả, không gây biến chứng
  • Bước 4: Tiến hành trám răng

Bác sĩ sẽ đưa vật liệu hàn trám vào bên trong khoang răng cần được phục hình. Với tác dụng của đặc biệt của tia Laser, vật liệu hàn trám răng sẽ được đông cứng. Lúc này, bác sĩ có thể dễ dàng tạo hình và đánh bóng răng trám.

  • Bước 5: Kiểm tra và hoàn tất quá trình hàn trám răng

Trước khi hoàn tất quy trình hàn trám răng, bác sĩ sẽ đưa ra 1 số lời khuyên cần thiết để giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Bạn nên tuân thủ lịch khám nha khoa định kỳ vì việc làm này rất cần thiết, có thể giúp bạn phòng ngừa các rủi ro không đáng có.

Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark đã có thể giúp bạn trả lời câu hỏi Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?”. Như vậy, trám răng và hàn răng thực chất là các thuật ngữ dùng để chỉ về 1 thủ thuật trong nha khoa.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher