Hàm duy trì là gì? Có mấy loại? Phải đeo trong bao lâu?

Hàm duy trì là gì? Có mấy loại? Phải đeo trong bao lâu?

Запишитесь на консультацию
Размер шрифта
  • По умолчанию
  • Больше

Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bạn cần đeo hàm duy trì để ổn định vị trí mới của răng. Loại khí cụ đặc biệt này có công dụng thay thế cho phần khung niềng, ngăn chặn tình trạng răng xô lệch.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về hàm đeo duy trì, mời bạn cùng Акула Стоматология theo dõi bài viết sau đây.

Hàm duy trì

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là 1 loại khí cụ đặc biệt được sử dụng sau khi quy trình niềng răng kết thúc, tính từ thời điểm bạn tháo dây cung và mắc cài khỏi thân răng. Công dụng chính của khí cụ này chính là giúp ổn định vị trí mới của răng, không làm cho chân răng bị xô lệch trở lại.

Tương tự với phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign, hàm đeo duy trì có thiết kế riêng biệt để tương thích với từng khuôn răng khác nhau. Nhờ đó, hàm đeo duy trì có thể ôm sát thân răng, không làm ảnh hưởng răng kể khi ăn uống.

Hàm đeo duy trì là khí cụ đặc biệt được sử dụng sau thời gian chỉnh nha, giúp ổn định răng ở vị trí mới
Hàm đeo duy trì là khí cụ đặc biệt được sử dụng sau thời gian chỉnh nha, giúp ổn định răng ở vị trí mới

Vì sao phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Nếu không dùng hàm đeo duy trì sau khi niềng răng, răng có thể dịch chuyển về vị trí trước đó. Về mặt cấu tạo, xung quanh chân răng được bao trọn bởi hệ thống dây chằng nha chu, có ký ức về vị trí cũ.

Nên dù bạn đã niềng răng xong, răng vẫn có thể trở lại tình trạng trước đó nếu không sử dụng hàm đeo duy trì.

Mặt khác, sau khi trải qua thời gian dài chịu lực siết từ khí cụ chỉnh nha, các tổ chức mô nướu, mô nha chu và chân răng đều trở nên nhạy cảm hơn, làm cho răng không thể cố định chắc chắn.

Vì vậy, dùng hàm đeo duy trì sẽ tránh được tình trạng răng bị xô lệch trở lại theo thời gian.

Hàm duy trì có những loại nào?

Hiện có có 2 dạng hàm đeo duy trì được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm: Hàm cố định và hàm tháo lắp.

Hàm cố định

Là loại hàm đeo dùng dây, được cố định ở mặt trong của răng bằng chất liệu Composite. Nhờ đó, răng luôn được cố định.

Tuy nhiên, có thể đeo hàm duy trì cố định hay không còn phải phụ thuộc vào khớp cắn của bạn. Hoặc nếu trong quá trình sử dụng có sai sót sẽ có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, dây duy trì có thể bị bong ra nếu người dùng vô ý cắn vào dây.

Hàm đeo duy trì cố định là phương pháp dùng dây để gắn vào mặt trong của răng bằng chất liệu Composite
Hàm đeo duy trì cố định là phương pháp dùng dây để gắn vào mặt trong của răng bằng chất liệu Composite

Hàm tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp được chia làm 2 loại dựa theo chất liệu: Hàm đeo duy trì kim loại và hàm đeo duy trì trong suốt.

  • Hàm đeo duy trì kim loại

Đối với loại hàm này, dây kim loại sẽ được cố định ở mặt ngoài của răng, vì vậy không đáp ứng tốt về yêu cầu thẩm mỹ. Tuy nhiên, loại hàm này được đánh giá cao về tính tiện dụng do có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.

Nếu bạn quên không đeo hàm đeo duy trì, kết quả niềng răng có thể bị ảnh hưởng. Hoặc dùng hàm đeo duy trì kim loại khi ăn sẽ gây vỡ hàm.

  • Hàm duy trì trong suốt

Là loại hàm đeo được chế tác với dạng khay nhựa, có tính thẩm mỹ rất cao. Bạn cũng có thể dễ dàng tháo lắp hàm để ăn uống và vệ sinh. Tương tự với các loại hàm đeo duy trì khác, hàm đeo duy trì trong suốt cũng cần được đảm bảo thời gian sử dụng, thao tác tháo lắp cẩn thận. Nhờ đó, bạn sẽ không làm thay đổi kết quả niềng răng cùng như chất lượng hàm đeo.

Hàm đeo duy trì trong suốt có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh
Hàm đeo duy trì trong suốt có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh

Khi đeo hàm duy trì cần lưu ý những gì?

Trong thời gian sử dụng hàm đeo duy trì sau khi niềng răng, bạn cần đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề như sau:

  • Nếu bạn sử dụng hàm đeo tháo lắp, bạn cần duy trì thời gian đeo liên tục, không ngắt quãng. Việc tháo ra và quên đeo lại hàm sẽ không mang lại hiệu quả cố định vị trí mới của răng. Ngoài ra, loại hàm này cần phải tháo ra khi ăn uống.
  • Bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm có thể xuất hiện.
  • Bạn cần hạn chế thức ăn dai, cứng trong thời gian đeo hàm duy trì. Hoạt động ăn nhai quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng chạy răng.
  • Nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ giúp bạn kiểm tra sức khỏe răng miệng, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh (nếu có).
Bạn nên lưu ý chăm sóc răng miệng đúng chuẩn để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra
Bạn nên lưu ý chăm sóc răng miệng đúng chuẩn để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về hàm duy trì

Hàm đeo duy trì được rất nhiều người quan tâm, nên có không ít câu hỏi được đặt ra về loại khí cụ này. Thông qua việc giải đáp những câu hỏi thường gặp, nha khoa Shark hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về hàm đeo duy trì.

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?

Dùng hàm đeo duy trì nhưng vẫn bị chạy răng có thể là do kích thước và thiết kế của hàm không thích hợp với khuôn răng, hoặc do bạn sử dụng không đúng cách. Đặc biệt, hàm đeo duy trì tháo lắp nếu không đảm bảo thời gian đeo sẽ chạy răng.

Hàm duy trì giá bao nhiêu?

Trên thị trường, giá hàm đeo duy trì thường dao động trong khoảng 700.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại hàm được sử dụng. Cụ thể hơn, hàm đeo duy trì cố định có giá khoảng 700.000 VNĐ – 900.000 VNĐ, hàm đeo duy trì trong suốt có giá khoảng 2.000.000 VNĐ.

Đeo hàm duy trì có ăn được không?

Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường khi dùng hàm đeo duy trì, thậm chí thoải mái hơn so với lúc niềng răng. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng để tránh làm răng dịch chuyển về vị trí cũ.

Không đeo hàm duy trì bao lâu thì răng chạy?

Nếu bạn quên dùng hàm đeo duy trì trong 1 ngày, răng sẽ không lập tức bị chạy, nhưng nếu quên liên tục trong thời gian dài kết hợp cùng ăn uống sẽ làm chạy răng. Nên để duy trì tốt hiệu quả chỉnh nha, bạn cần lưu ý thời gian đeo hàm.

Đeo hàm duy trì có đau không?

Khi dùng hàm đeo duy trì, bạn sẽ không bị đau như khi niềng răng hoặc siết răng, thay vào đó sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đối với loại hàm đeo duy trì trong suốt hầu như không gây đau.

Dùng hàm duy trì thường xuyên và đúng cách sau khi niềng răng chính là cách giúp bạn nâng cao và duy trì hiệu quả chỉnh nha. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, chúng tôi đã có thể giúp bạn hiểu hơn về loại khí cụ này.

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Прокомментируйте статью

Отправить комментарий отправлять

СВЯЗАННЫЕ ЗНАНИЯ

Похожие видео

фоновое видео значок - играть

Причины выбрать Акулу Дентал

Баннер статьи 1

Причины выбрать Акулу Дентал

Разместить баннер 1 мб
Связаться с врачом

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию
Проконсультируйтесь сейчас
Назначить встречу
1800 2069
Dental Tourism Process

Х

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

За лучший сервис

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

Х

ВЫБЕРИТЕ ВРЕМЯ

Сегодня день

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

ФОРМА ЗАПИСИ

Назначить встречу

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию

Х