- Mặc định
- Lớn hơn
Điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện niềng răng là chân răng và xương hàm phải chắc khỏe. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng mắc phải tình trạng tiêu xương hàm mong muốn chỉnh nha để cải thiện thẩm mỹ răng miệng.
Vậy trên thực tế, bị tiêu xương hàm có niềng răng được không? Bác sĩ của Nha Khoa Shark sẽ cho bạn câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Bị tiêu xương hàm có thể niềng răng được nếu tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cần phải điều trị tình trạng tiêu xương hàm trước khi niềng răng.
Lý do là vì trong quá trình niềng răng, các khí cụ chỉnh nha sẽ tác động một lực ổn định lên thân răng để dịch chuyển răng vào vị trí mong muốn. Điều này đòi hỏi phần chân răng và xương hàm phải thật vững chắc, khỏe mạnh.
Tùy theo mức độ tiêu xương hàm nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục khác nhau. Bạn nên thăm khám những cơ sở nha khoa uy tín, bởi tại đây bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ hiện đại cùng với nhiều năm kinh nghiệm của mình để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất
>>> Đọc thêm: Xương hàm mỏng có niềng răng được không?
Phương pháp khắc phục tiêu xương hàm trước khi niềng răng
Trước khi niềng răng, khách hàng sẽ được kiểm tra, chụp X-quang xương hàm để đánh giá mức độ tiêu xương, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị cụ thể:
- Trường hợp tiêu xương hàm nhẹ
Tình trạng tiêu xương hàm ở mức độ nhẹ thường do các bệnh lý răng miệng gây ra như: Viêm nướu, viêm nha chu,… khiến cho cấu trúc xung quanh răng bị tổn thương, răng lung lay và mất đi.
Trước khi niềng răng, khách hàng sẽ cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng để xương hàm không bị tiêu nữa; sau đó mới có thể tiến hành niềng răng được.
Trong quá trình chỉnh nha, khách hàng phải chú ý chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh nguy cơ bị tiêu xương hàm chuyển nặng.
- Trường hợp tiêu xương hàm nặng
Nếu bị tiêu xương hàm nặng, khách hàng bắt buộc phải tiến hành cấy ghép xương để tái tạo lại các tế bào xương, hỗ trợ quá trình chỉnh nha cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi xương đã tích hợp tốt với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng.
Với trường hợp bị tiêu xương hàm do mất răng, bác sĩ khuyến nghị khách hàng nên thực hiện trồng răng càng sớm càng tốt. Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu nhất có khả năng khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Đây cũng là phương pháp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng, giúp khôi phục hình dáng răng, chức năng nhai cắn cũng như thẩm mỹ răng miệng.
Lưu ý khi niềng răng bị tiêu xương hàm
Niềng răng cho người bị tiêu xương hàm tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn giỏi, áp dụng công nghệ máy móc hiện đại và kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng của khách hàng.
Do đó, để đạt hiệu quả chỉnh nha cao, khách hàng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy
Thực hiện niềng răng tại cơ sở nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế sẽ đảm bảo an toàn và chất lượng cho quá trình chỉnh nha.
Tại đây sở hữu đội ngũ bác có tay nghề kỹ thuật cao, dày dặn kinh nghiệm, có khả năng xử lý các trường hợp niềng răng bị tiêu xương hàm từ nhẹ đến nặng.
Hơn nữa, khi đến với địa chỉ niềng răng uy tín sẽ trang bị hệ thống cơ sở máy móc hiện đại, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao, hạn chế các biến chứng sau điều trị.
Khi niềng răng tại các cơ sở này, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như chính sách về giá cả.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách
Trong suốt thời gian điều trị, khách hàng nên chú ý tới chế độ chăm sóc răng miệng. Thực hiện đánh răng đều đặn, từ 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi khi ăn uống; kết hợp sử dụng nước súc miệng, máy tăm nước, chỉ nha khoa chuyên dụng để làm sạch triệt để vụn thức ăn và mảng bám trên mắc cài, kẽ răng.
- Ăn uống khoa học
Sau khi niềng răng, khách hàng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho răng miệng như: Vitamin D, vitamin C, canxi,…
Những ngày đầu khi mới niềng răng, nên ăn các món mềm, dễ nhai nuốt như: Súp, cháo, sữa,… Không nên tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường, các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng.
- Tái khám đúng lịch
Chú ý tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. Trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của dây cung phù hợp với mỗi giai đoạn niềng răng.
Với trường hợp cấy ghép xương hàm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tương thích của xương hàm, từ đó sẽ đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo.
Vừa rồi, Nha khoa Shark đã giải đáp giúp bạn thắc mắc “Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?”. Tình trạng bị tiêu xương hàm vẫn có thể thực hiện niềng răng nhưng cần phải khắc phục trước khi niềng răng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình chỉnh nha.
Bình luận bài viết