- Mặc định
- Lớn hơn
Trám răng có được bảo hiểm y tế không là băn khoăn của nhiều người hiện nay, đặc biệt là những người đang có nhu cầu phục hình răng thẩm mỹ. Trong nội dung bài viết dưới đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết câu trả lời, từ đó giúp bạn yên tâm hơn khi trám răng mà không lo về chi phí.
Trám răng có được bảo hiểm y tế không?
Nếu bác sĩ chỉ định trám răng để khắc phục tình trạng vỡ răng, sâu răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu, áp xe răng,…. bạn sẽ được hưởng chính sách chi trả của bảo hiểm y tế. Ngược lại, nếu bạn có nhu cầu trám răng thẩm mỹ để cải thiện nhược điểm răng ngả màu, không đều màu thì sẽ không được hưởng bảo hiểm.
Trám răng là thủ thuật nha khoa phổ biến, được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở nha khoa hiện đại ngày nay. Trám răng có nhiều mục đích như điều trị bệnh răng miệng, khắc phục tình trạng thiếu thẩm mỹ của hàm răng hay giúp khách hàng tự tin hơn với hàm răng đều đẹp.
Theo Luật Bảo hiểm y tế: “Những dịch vụ thăm khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con được hưởng bảo hiểm y tế nếu chưa được ngân sách quốc gia chi trả”.
Chính vì vậy, nếu bạn thuộc trường hợp trám răng để điều trị bệnh răng miệng thì có thể hoàn toàn yên tâm. Các chi phí bao gồm phí khám bệnh, phí điều trị bệnh và thuốc thuộc danh mục bảo hiểm sẽ được chi trả.
>>Tìm hiểu thêm:
Trám răng dùng bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu?
Định mức chi trả của bảo hiểm y tế đối với dịch vụ trám răng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của răng và chính sách bảo hiểm được áp dụng. Thông thường, bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả từ 40% đến 100% chi phí khám chữa bệnh khi điều trị sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
Cụ thể hơn, nếu bạn khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100%, khám chữa bệnh trái tuyến hoặc chuyển tuyến sẽ được chi trả từ 40%-70%. Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 3 điều 12 luật bảo hiểm y tế 2014.
Quy trình, thủ tục trám răng bằng bảo hiểm y tế
Hiện nay, các đơn vị nha khoa tư nhân không áp dụng bảo hiểm y tế trong dịch vụ trám răng. Vì vậy, để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế khi trám răng sâu hoặc răng sứt mẻ, bạn cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế công lập.
Để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế khi trám răng, bạn cần thực hiện theo quy trình thăm khám và điều trị như với bệnh thông thường. Sau đây là quy trình cơ bản bạn cần thực hiện:
- Bước 1: Đăng ký nhận phiếu khám bệnh hoặc số thứ tự.
- Bước 2: Đăng ký khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
- Bước 3: Thăm khám.
- Bước 4: Thanh toán chi phí trám răng còn lại sau khi đã trừ bảo hiểm y tế.
- Bước 5: Chờ kết quả.
- Bước 6: Bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị.
- Bước 7: Lấy thuốc tại quầy bảo hiểm y tế, thanh toán tiền thuốc ngoài mục bảo hiểm y tế.
Để quá trình thăm khám chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Bằng lái xe.
Riêng với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế.
Giải đáp câu hỏi thường gặp về trám răng bảo hiểm y tế
Không chỉ giúp bạn giải đáp “Trám răng có được bảo hiểm y tế không?”, nha khoa Shark còn giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các khía cạnh khác có liên quan đến trám răng và bảo hiểm y tế. Hãy theo dõi phần thông tin sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp 1 số thắc mắc thường gặp.
Thay thế miếng trám kim loại bằng miếng trám thẩm mỹ có được bảo hiểm y tế không?
Nếu miếng trám cũ bị rò rỉ hoặc xuất hiện lỗ sâu răng mới, bác sĩ sẽ chỉ định thay miếng trám mới trước khi chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng bảo hiểm y tế, vì mục đích thay miếng trám xuất phát từ bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn thay miếng trám răng với mục đích thẩm mỹ sẽ không thể sử dụng bảo hiểm y tế.
Vì vậy, khi có mong muốn sử dụng bảo hiểm y tế với bất kỳ dịch vụ nha khoa nào, bạn cần đặt ra câu hỏi và tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề liên quan. Điều này sẽ giúp bạn bảo đảm tốt quyền lợi được nhận từ bảo hiểm y tế.
Trám răng bảo hiểm y tế tồn tại trong bao lâu?
Về cơ bản, chất lượng trám răng khi sử dụng hoặc không sử dụng bảo hiểm y tế đều hoàn toàn giống nhau, không có sự chênh lệch. Sau khi hoàn tất, miếng trám sẽ có thể tồn tại từ 5-7 năm nếu bạn chăm sóc tốt. Tuổi thọ của miếng trám răng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan:
- Cách vệ sinh răng miệng: Nếu bạn vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, miếng trám răng sẽ có thể giữ được lâu hơn. Ngược lại, vệ sinh răng miệng không đúng chuẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm ảnh hưởng tuổi thọ của miếng trám.
- Vị trí vết trám: So với miếng trám ở răng cửa, miếng trám răng hàm sẽ có tuổi thọ ngắn hơn vì bị tác động nhiều bởi lực ăn nhai.
- Nghiến răng: Nghiến răng là thói quen không tốt cho răng nói chung và cho miếng trám răng nói riêng. Thói quen này sẽ tạo áp lực lên miếng trám răng, làm cho miếng trám dễ bị bong tróc, sứt mẻ.
- Thói quen ăn uống: Nếu bạn thường xuyên dùng các thực phẩm có chứa nhiều Axit và hàm lượng đường cao, miếng trám răng sẽ mau hỏng hơn vì bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, bạn cần đánh răng kỹ lưỡng sau khi ăn để duy trì tuổi thọ miếng trám, cũng như để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề trám răng có được bảo hiểm y tế không thông qua những thông tin vừa được chia sẻ. Có thể xác định rằng, trám răng là 1 trong những dịch vụ nha khoa có thể được bảo hiểm chi trả khi được bác sĩ chỉ định. Nhưng nhìn chung, chi phí trám răng trên thị trường hiện nay thường không quá cao, nên bạn vẫn có thể trám răng tại các nha khoa tư nhân để tiết kiệm thời gian. Các nha khoa uy tín tuy không áp dụng bảo hiểm y tế, nhưng vẫn đảm bảo chi phí trám răng hợp lý, phải chăng.
Bình luận bài viết