Trám răng lấy tủy có đau không? Cách giảm đau hiệu quả

Trám răng lấy tủy có đau không? Cách giảm đau hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Lấy tủy răng là giải pháp điều trị tình trạng viêm tủy răng, hiện rất phổ biến trên thị trường. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến phương pháp này, theo đó, có không ít người thể hiện sự lo ngại “Trám răng lấy tủy có đau không?”. Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu về kỹ thuật trám răng lấy tủy ngay trong bài viết sau đây.

Trám răng lấy tủy có đau không

Trám răng lấy tủy có đau không?

Trước tiên, cần khẳng định rằng: Trám răng lấy tủy không gây đau. Vì trước khi điều trị tủy răng, bác sĩ đã giúp bạn gây tê cục bộ. Với tác dụng của thuốc gây tê, bạn sẽ không có cảm giác khó chịu xuyên suốt quá trình chữa tủy răng.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ và trang thiết bị hiện đại, quy trình trám răng lấy tủy hiện nay được thực hiện nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Khi điều trị bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, việc lấy tủy sẽ rất nhanh chóng và dễ dàng.

Sau khoảng 2 tiếng trám răng lấy tủy, thuốc gây tê sẽ hết tác dụng. Tại thời điểm này bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức ở răng, tuy nhiên không đáng kể. Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với vật liệu trám răng trong khoang miệng. Trong khoảng 2-4 ngày sau đó, cơn ê nhức sẽ hoàn toàn biến mất. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

Quy trình trám răng lấy tủy sẽ không gây đau vì có sự hỗ trợ của thuốc gây tê
Quy trình trám răng lấy tủy sẽ không gây đau vì có sự hỗ trợ của thuốc gây tê

Khi nào cần trám răng lấy tủy?

Không chỉ riêng về câu hỏi trám răng lấy tủy có đau không, các trường hợp nên và không nên trám răng lấy tủy cũng là chủ đề nhận về nhiều sự quan tâm. Thực chất, trám răng là thủ thuật nha khoa thông dụng, được dùng để phục hình răng sâu, răng mẻ, răng gãy vỡ,… Căn cứ vào mức độ tổn thương của răng, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy hoặc không lấy tủy khi chữa trị. 

Trám răng lấy tủy bao gồm 2 thao tác chính: Trước tiên là điều trị tủy răng, sau đó là trám răng. Theo đó, toàn bộ mô tủy bị viêm nhiễm sẽ phải làm sạch hoàn toàn. Vậy khi nào cần phải trám răng lấy tủy? Câu trả lời là:

  • Trường hợp trám răng không lấy tủy

Răng bị tổn thương ở mức độ nhẹ, chưa ăn sâu vào trong tủy răng sẽ không cần phải lấy tủy răng trước khi trám răng. Các trường hợp cụ thể là: Răng sâu nhẹ, răng khấp khểnh, răng thưa,… Quy trình trám răng đối với trường hợp này rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

  • Trường hợp trám răng lấy tủy

Nếu bị sâu răng nặng, đã có dấu hiệu viêm nhiễm là hư vỡ mô răng, lộ tủy răng, nguy cơ nhiễm trùng,… thì cần lấy tủy răng trước khi trám răng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định mức độ thương tổn. Tủy răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng không nên giữ lại mà phải loại bỏ hoàn toàn để bảo vệ răng. 

Bạn cần trám răng lấy tủy khi răng bị sâu răng nặng, làm ảnh hưởng tủy răng bên trong
Bạn cần trám răng lấy tủy khi răng bị sâu răng nặng, làm ảnh hưởng tủy răng bên trong

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trám răng lấy tủy

Để xác định trám răng lấy tủy có đau không, có an toàn không, bạn cần tìm hiểu các ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. Sau đây là các thông tin chi tiết.

Ưu điểm

Khi thực hiện trám răng lấy tủy trong những trường hợp cần thiết, bạn sẽ nhận về các lợi ích sau đây:

  • Giúp bảo tồn răng thật

Răng mắc bệnh lý không được điều trị trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, áp xe răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn,… Trám răng lấy tủy chính là giải pháp tối ưu để bảo tồn răng thật, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng hơn.

  • Cải thiện khả năng ăn nhai

Sau khi trám răng lấy tủy, bạn không cần phải lo lắng về cảm giác đau nhức răng. Cũng nhờ đó, khả năng ăn nhai được cải thiện đáng kể hơn, chất lượng đời sống không còn bị ảnh hưởng. Trám răng lấy tủy còn giúp bảo vệ răng thật tốt hơn trước những tác nhân gây hại.

Trám răng lấy tủy giúp bạn bảo tồn răng thật và cải thiện khả năng ăn nhai
Trám răng lấy tủy giúp bạn bảo tồn răng thật và cải thiện khả năng ăn nhai

Hạn chế

Tuy mang đến nhiều điểm cộng nổi bật, nhưng phương pháp trám răng lấy tủy cũng còn tồn tại điểm hạn chế cần phải đề cập. Sau khi răng đã chữa tủy sẽ trở nên giòn và dễ vỡ hơn so với bình thường. Vì tủy răng chính là nguồn nuôi dưỡng răng, nên khi không còn tủy, răng sẽ yếu hơn.

Để kéo dài tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy, cách hữu hiệu nhất chính là bọc răng sứ. Với sự bảo vệ của lớp sứ nguyên chất, răng thật bên trong sẽ tránh được tác động xấu từ bên ngoài. Nhờ đó, thẩm mỹ hàm răng và khả năng ăn nhai của bạn sẽ được đảm bảo sau khi lấy tủy.

Đăng ký trám răng lấy tuỷ an toàn ở nha khoa Shark!

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Vì sao lấy tủy răng xong bị đau?

Như vậy, thắc mắc trám răng lấy tủy có đau không đã được giải đáp. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp bị đau nhức dai dẳng sau khi trám răng lấy tủy. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây:

  • Do chưa làm sạch hoàn toàn tủy răng bị viêm

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng sau khi trám răng chữa tủy. Các mô tủy bị viêm còn sót lại sẽ gây tái phát bệnh lý. Lúc này, bạn không chỉ phải tiếp tục chịu đựng cảm giác đau nhức, mà nguy cơ mất răng vĩnh viễn cũng rất cao.

  • Do trám răng sai kỹ thuật

Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản, nhưng vẫn cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi. Bác sĩ kém tay nghề có thể trám răng sai cách, không đảm bảo miếng trám sát khít, làm cho bạn bị đau nhức kéo dài sau khi điều trị.

  • Do thuốc trám răng lấy tủy không đạt chất lượng

Trong bất kì thủ thuật nha khoa nào, chất lượng của nguyên liệu luôn là yếu tố cần được chú trọng. Nếu nha khoa sử dụng thuốc trám răng không đạt chuẩn sẽ có thể gây kích ứng cho khách hàng. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, thậm chí phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

  • Do bị tổn thương tủy răng

Các trường hợp không thao tác cẩn thận khi trám răng lấy tủy có thể làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân lý giải vì sao bạn bị sau nhức răng dai dẳng sau khi chữa tủy răng.

Nếu bị đau dai dẳng sau khi trám răng chữa tủy, đó có thể là do tay nghề bác sĩ kém, chất lượng thuốc trám răng kém hoặc tủy răng bị tổn thương
Nếu bị đau dai dẳng sau khi trám răng chữa tủy, đó có thể là do tay nghề bác sĩ kém, chất lượng thuốc trám răng kém hoặc tủy răng bị tổn thương

Cách khắc phục khi trám răng lấy tủy bị đau nhức

Nếu sau khoảng 4 ngày nhưng cảm giác đau nhức vẫn chưa thuyên giảm kể từ thời điểm trám răng chữa tủy, bạn cần đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám ngay. Trước tiên, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X-quang để xác định nguyên nhân của vấn đề, sau đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

  • Trường hợp xác định nguyên nhân là do sự thiếu sót trong khâu trám ống tủy hoặc tạo hình răng, bác sĩ sẽ tháo bỏ và phục hình lại từ đầu. Trong lần trám răng thứ 2, bác sĩ cần đảm bảo miếng trám răng phải sát khít vào răng. 
  • Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân là do tủy răng bị viêm chưa được làm sạch hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng 1 lần nữa. 
  • Riêng với trường hợp bị thủng sàn tủy và chóp tủy, răng sẽ không thể hồi phục như trước và cũng không thể giữ được. Giải pháp duy nhất chính là nhổ bỏ chiếc răng đó, sau đó trồng lại răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Nhìn chung, bị đau nhức khoảng 2-4 ngày sau khi lấy tủy răng là biểu hiện bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề trám răng lấy tủy có đau không. Nhưng nếu nhận thấy cơn đau nhức không thuyên giảm, bạn hãy đến cơ sở uy tín để thăm khám ngay. Khi cần được hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Shark. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu Việt Nam. 

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher