Những răng sữa nào không thay? Cách để có hàm răng khoẻ

Những răng sữa nào không thay? Cách để có hàm răng khoẻ

报名咨询
字体大小
  • 默认

Quá trình thay răng sữa sang răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu khi trẻ đủ 5-6 tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các răng đều rụng đi để mọc răng vĩnh viễn, vì có những chiếc răng sữa sẽ không thay. Vậy, những răng sữa nào không thay trên cung hàm của trẻ? Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng nha khoa Shark tìm câu trả lời.

Những răng sữa nào không thay

Những răng sữa nào không thay?

Răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm là những chiếc răng không thay trong suốt quá trình phát triển của con người. Những răng này được gọi chung là răng hàm lớn, hoặc răng cối lớn. Khi mọc lên, răng số 6 và răng số 7 đã là răng vĩnh viễn nên không có sự thay thế bởi bất kỳ chiếc răng nào khác.

Răng cối lớn đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình ăn nhai, cụ thể là nghiền nát thức ăn thành mảnh nhỏ, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nhóm răng này có thân răng to, mặt nhai rộng và có nhiều gờ rãnh. Răng cối lớn chỉ mọc lên duy nhất 1 lần, vì vậy, nhóm răng này cần được chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng để luôn luôn khỏe mạnh. 

Răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm là những răng sữa không thay vì khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn
Răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm là những răng sữa không thay vì khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn

Các trường hợp không thay răng sữa

Cơ chế thay răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu khi trẻ đủ 6-7 tuổi và hoàn tất khi trẻ đủ 12 tuổi. Trong khoảng thời gian này, ngoài nhóm răng hàm lớn, tất cả những răng sữa khác đều sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp trẻ không thay răng mới dù đã quá tuổi thay răng, phụ huynh cần quan tâm và xác định nguyên nhân. 

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ không thay răng sữa (ngoại trừ răng số 6 và răng số 7) sẽ do 1 trong 2 nguyên nhân: Hoặc là trẻ không có mầm răng vĩnh viễn, hoặc là mầm răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch. 

Không có mầm răng vĩnh viễn

Mầm răng vĩnh viễn chính là tiền đề cho sự phát triển của răng vĩnh viễn. Nếu không có mầm răng vĩnh viễn, sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên. Đây cũng là một trong những yếu tố để giải thích những răng sữa nào không thay.

Mầm răng vĩnh viễn tồn tại trong xương hàm và bắt đầu nhú lên ở giai đoạn 6-7 tuổi. Mầm răng phát triển chạm vào chân răng sữa, làm chân răng sữa tiêu biến, rụng răng sữa để nhường không gian mọc lên cho răng vĩnh viễn. Nếu không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ không rụng. Hoặc răng sữa rụng đi và không có răng thay thế, làm cho 1 hoặc nhiều vị trí trên cung hàm bị khuyết thiếu vĩnh viễn.

Không có mầm răng vĩnh viễn là đặc điểm mang tính chất di truyền nên rất có để chủ động phòng tránh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất hướng xử lý thích hợp.

Nếu không có mầm răng vĩnh viễn thì sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên
Nếu không có mầm răng vĩnh viễn thì sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên

Mầm răng vĩnh viễn mọc lệch

Trường hợp không thay răng sữa cũng có thể là do mầm răng vĩnh viễn mọc lệch. Có nghĩa là, thay vì mọc thẳng, mọc đúng vị trí, răng vĩnh viễn sẽ mọc nghiêng hoặc mọc lệch sang hướng khác. Vì mầm răng vĩnh viễn mọc lệch nên mới không thể đẩy chân răng sữa ra ngoài. 

Ở trường hợp này, trẻ không mọc thiếu răng bẩm sinh, ngược lại, răng của trẻ sẽ mọc chen chúc, lộn xộn. Điều này làm ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười của trẻ, làm trẻ tự ti khi trưởng thành, sức khỏe răng miệng và khả năng ăn nhai cũng không đủ để đáp ứng. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm răng sữa có chân không thì hãy xem ngay nhé.

Răng sữa không thay tồn tại đến khi nào?

Như vậy, thắc mắc những răng sữa nào không thay đã có lời giải đáp. Vấn đề tiếp theo được đặt ra chính là: Những chiếc răng sữa không thay có thể tồn tại đến khi nào? Thực tế, răng số 6 và răng số 7 đã là răng trưởng thành, nên sẽ tồn tại lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách. 

Những chiếc răng sữa còn lại không thay không có nghĩa là có khả năng tồn tại vĩnh viễn. Vì những chiếc răng này không phải răng trưởng thành, chân răng rất yếu và nông. Khi đến một khoảng thời gian nhất định, chân răng sữa sẽ tự rụng mà không cần bất kỳ 1 lực tác động nào.

Răng sữa rụng nhưng không có răng trưởng thành thay thế sẽ gây ra hiện tượng mất răng, có 1 lỗ khuyết thiếu trên cung hàm. Tình trạng này làm cho khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng bị suy giảm. Quan trọng hơn cả, mất răng lâu năm sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu xương hàm.

Răng số 6 và răng số 7 sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc tốt
Răng số 6 và răng số 7 sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc tốt

Những lưu ý quan trọng để trẻ có hàm răng khỏe mạnh

Tìm hiểu vấn đề những răng sữa nào không thay và những răng nào sẽ thấy giúp cho bạn thấy được tầm quan trọng của hệ thống răng miệng đối với sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, đặc biệt ở thời điểm thay răng là việc làm rất quan trọng. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt chính là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ về sau.

Trước tiên, bạn cần giúp trẻ và hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng chuẩn, nhất là sau khi ăn. Mỗi ngày, trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần. Cách chải răng đúng là theo chiều dọc hoặc chuyển động xoay tròn, tuyệt đối không chải răng theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng.

Bạn hãy chú ý đến sức khỏe răng miệng của trẻ một cách sát sao khi trẻ bước sang giai đoạn thay răng sữa. Trong khoảng thời gian này, bạn không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao. Ví dụ như: Bánh, kẹo,… Vì những thực phẩm này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ. Ở giai đoạn thay răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Để giúp trẻ làm dịu cơn đau, bạn hãy cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai. 

Để trẻ có được sức khỏe răng miệng ổn định, bạn cần biết cách chăm sóc và vệ sinh răng cho trẻ thật khoa học
Để trẻ có được sức khỏe răng miệng ổn định, bạn cần biết cách chăm sóc và vệ sinh răng cho trẻ thật khoa học

Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn mọc răng rất dễ hình thành những thói quen xấu. Chẳng hạn như: Nghiến răng, cắn đồ vật,… Những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ răng mọc lệch, mọc chen chúc, răng thưa,… ở trẻ khi trưởng thành. Nếu trẻ thường xuyên chạm tay vào răng sữa vừa rụng, thời gian mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ kéo dài hơn. Do đó, bạn cần đồng hành cùng trẻ một cách sát sao trong giai đoạn này.

Để sức khỏe răng miệng của trẻ luôn ổn định, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa 3-6 tháng 1 lần để bác sĩ tiện theo dõi quá trình mọc răng của trẻ. Nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề nào ở răng miệng của trẻ sẽ có thể kịp thời xử lý. Từ đó đảm bảo được sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân của trẻ nói chung. 

Nếu bạn phát hiện bất cứ vấn đề phát sinh nào ở sức khỏe răng miệng của trẻ, hãy đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám ngay lập tức. Vì thời gian càng kéo dài càng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng hàm răng của trẻ về sau này.

Với những thông tin vừa chia sẻ, nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp thắc mắc những răng sữa nào không thay. Hy vọng với những kiến thức nha khoa hữu ích, bạn sẽ có thêm cơ sở để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với nha khoa Shark để được giải đáp chi tiết.

&nbsp

给文章评分

对文章发表评论

提交评论 发送

相关知识

选择鲨鱼牙科的理由

文章横幅 1

选择鲨鱼牙科的理由

发布横幅 1 mb
联系医生

注册咨询,
免费考试

报名咨询
立即咨询
预约
1800 2069

X

预约

为了最好的服务

预约

X

选择时间

今天,一天

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

预约表

预约

注册咨询,
免费考试

报名咨询

X