Hard Mewing và Soft Mewing là gì? Cách tập đúng chuẩn nhất

Hard Mewing và Soft Mewing là gì? Cách tập đúng chuẩn nhất

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nhiều người sử dụng bài tập Mewing để giúp thay đổi cấu trúc gương mặt đẹp hơn, kỹ thuật này bao gồm 2 dạng: Hard Mewing và Soft Mewing. Thông tin về phương pháp tập luyện này sẽ được Kiến thức răng miệng chia sẻ chi tiết thông qua bài viết sau.

Hard Mewing

Soft Mewing là gì?

Mewing là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, trở thành xu hướng tự làm đẹp tại nhà được cộng đồng ứng dụng. Tuy nhiên, hiệu quả và sự an toàn của phương pháp này hiện chưa được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học. Song, Mewing vẫn được khuyến khích thực hiện để cải thiện các thói quen răng miệng xấu.

Mewing là bài tập được thực hiện bằng cách đặt lưỡi trên vòm miệng, là phương pháp đại diện cho Orthotropics – Trường phái bao gồm các bài tập giúp tự điều chỉnh và thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Lưỡi thuộc vào khối cơ khỏe nhất trong cơ thể, nhờ đó có thể làm thay đổi xương hàm khi tác động lực nhỏ trong thời gian nhất định.

Bạn cần đặt lưỡi vào đúng vị trí vân khẩu trong miệng – vách ngăn giữa khoang miệng và mũi khi thực hiện bài tập Soft Mewing. Khi này, nước bọt sẽ tạo nên một áp lực âm và đẩy lưỡi lên vòm miệng. Duy trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn đặt lưỡi đúng vị trí trong vô thức. Đây là bài tập nhẹ nhàng, do đó bạn sẽ cần đầu tư khá nhiều thời gian.

Mewing là bài tập được thực hiện bằng cách đặt lưỡi trên vòm miệng, giúp tự điều chỉnh và thay đổi cấu trúc khuôn mặt
Mewing là bài tập được thực hiện bằng cách đặt lưỡi trên vòm miệng, giúp tự điều chỉnh và thay đổi cấu trúc khuôn mặt

Hard Mewing là gì?

Hard Mewing là bài tập liên quan về tư thế lưỡi, tập trung về cường độ. Phương pháp này chủ yếu tác động lực nén lớn lên hàm khi nuốt nước bọt trong quá trình tập luyện, là bài tập mang hình thức nâng cao, cần dùng đến nhiều lực hàm.

Bài tập Hard Mewing giúp người thực hiện tiết kiệm thời gian điều chỉnh cấu trúc khuôn mặt, tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh về quá trình tác dụng nhanh và tốt.

Hard Mewing là bài tập liên quan về tư thế lưỡi, chủ yếu tác động lực nén lớn lên hàm khi nuốt nước bọt trong quá trình tập luyện
Hard Mewing là bài tập liên quan về tư thế lưỡi, chủ yếu tác động lực nén lớn lên hàm khi nuốt nước bọt trong quá trình tập luyện

Các trường hợp nên áp dụng Hard Mewing

Về cơ bản, Mewing nói chung và Hard Mewing là bài tập bao gồm các thao tác đơn giản, không quá khó để thực hiện. Do đó, kỹ thuật này có thể áp dụng ở nhiều độ tuổi khác nhau:

  • Trẻ em: Thói quen về tư thế lưỡi sẽ hình thành trong quá trình trẻ còn bú sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần quan sát trạng thái của trẻ. Khuôn mặt trẻ sẽ hài hòa khi lưỡi được đặt đúng vị trí, ngược lại, khuôn mặt của trẻ sẽ khá bất thường. Mẹ cần xử lý nhanh chóng để giúp trẻ thay đổi thói quen này, nhằm tránh gây ra những ảnh hưởng về sau.
  • Người trưởng thành: So với Soft Mewing, Hard Mewing sẽ giúp rút ngắn thời gian điều chỉnh cấu trúc khuôn mặt ở người trưởng thành, giúp mắt sâu hơn, thu gọn cơ mút và làm sắc nét gò má.
Mẹ cần xử lý nhanh chóng để giúp trẻ thay đổi thói quen tiêu cực về vị trí lưỡi, nhằm tránh gây ra những ảnh hưởng về sau
Mẹ cần xử lý nhanh chóng để giúp trẻ thay đổi thói quen tiêu cực về vị trí lưỡi, nhằm tránh gây ra những ảnh hưởng về sau

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng bài tập này trong một số trường hợp cơ bản như sau:

  • Răng hô, vẩu hoặc có khớp cắn sâu.
  • Trường hợp hàm dưới bị thụt vào trong.
  • Trường hợp có thói quen thở bằng miệng và đẩy lưỡi.

Tập Hard Mewing có hiệu quả không?

Hard Mewing không phải là phương pháp phù hợp với người thực hiện có yêu cầu đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn cần thực hiện kiên trì và đều đặn dù với cường độ cao hay thấp. 

Để cấu trúc xương hàm và khuôn mặt thay đổi cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, quá trình này thường cần đầu tư rất nhiều thời gian ở người trưởng thành. Như vậy, bạn có thể thực hiện Soft Mewing trước để làm quen, sau đó áp dụng Hard Mewing để đẩy nhanh hiệu quả. Ngoài ra, để hiệu quả bài tập có thể ở mức tối đa, bạn cần lưu ý một số chú ý sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Tập thể dục đều đặn, hợp lý.
  • Không nên tạo áp lực quá nhiều lên răng.
  • Tập thói quen đặt lưỡi đúng tư thế.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để hiệu quả bài tập Hard Mewing đạt mức tối đa
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để hiệu quả bài tập Hard Mewing đạt mức tối đa

Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập Mewing cho mặt lệch.

Hard Mewing có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Trong quá trình thực hiện bài tập Hard Mewing, nếu lưỡi không được đặt đúng vị trí hoặc thời gian quá quy định sẽ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ sau đây:

  • Đau hàm: Vị trí của hàm răng chính là điều quan trọng thứ 2 sau tư thế lưỡi trong bài tập Hard Mewing. Bạn cần đảm bảo độ vừa khít giữa hàm răng trên và dưới, không nên nghiến răng vì sẽ vô tình khiến răng chịu áp lực, làm cho hàm đau mỏi, mòn men răng.
  • Khuôn mặt thay đổi: Nếu thực hiện bài tập Hard Mewing sai cách sẽ khiến xương hàm và khuôn mặt thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Vì lưỡi không được đặt đúng vị trí sẽ vô tình tạo áp lực lên vòm họng.
  • Xuất hiện quầng thâm mắt: Áp dụng bài tập Hard Mewing sai cách khiến người thực hiện ngày càng mệt mỏi, có thể khiến mắt có quầng thâm. Để ngăn ngừa vấn đề này, bạn cần giữ tư thế đứng thẳng, giữ khuôn hàm và mặt thẳng với ngực khi thực hiện bài tập.
  • Các tác hại khác: Viêm họng, đau đầu, lưỡi sưng, đau họng, lệch mặt,…
Thực hiện bài tập Hard Mewing sai cách có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, lưỡi sưng, đau họng, lệch mặt,...
Thực hiện bài tập Hard Mewing sai cách có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, lưỡi sưng, đau họng, lệch mặt,…

Có nên tập Hard Mewing không?

Về bản chất, Hard Mewing là bài tập tạo lực ép mạnh lên vòm họng và được ví như con dao 2 lưỡi: Hiệu quả sẽ rõ rệt và nhanh chóng khi được thực hiện đúng cách, ngược lại, người áp dụng có thể đối mặt với một số tác dụng phụ khi thực hiện không chuẩn. Như vậy, có nên tập Hard Mewing không? Câu trả lời là có và nên tập đúng cách để mang đến hiệu quả an toàn.

Để thực hiện chuẩn các thao tác, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các kiến thức cơ bản liên quan, nhờ đến sự hỗ trợ và tư vấn của chuyên gia trước khi thực hiện tại nhà. Tuyệt đối không bắt đầu tập luyện khi chưa nắm rõ cách thức để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

So với cường độ tác động, tần suất đặt lưỡi lên vòm miệng đóng vai trò quan trọng hơn. Như vậy, kiên trì là yếu tố quan trọng được ưu tiên, bạn nên làm quen với Soft Mewing trước khi thực hiện Hard Mewing.

Nên tập hard Mewing đúng cách để mang đến hiệu quả an toàn
Nên tập hard Mewing đúng cách để mang đến hiệu quả an toàn

Những lưu ý cần biết khi tập Hard Mewing

Để duy trì an toàn và đạt hiệu quả khi thực hiện bài tập Hard Mewing, bạn cần lưu ý đặc biệt đến những điều như sau:

  • Chỉ nên thực hiện bài tập trong khoảng 30 phút: Phương pháp này tạo ra lực đẩy lên xương hàm, vì thế bạn không nên thực hiện quá lâu để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn như đau hàm, đau đầu, đau họng,…
  • Không nên thực hiện trong khoảng 3-6 tháng đầu: Để cơ thể được làm quen và thích ứng, bạn nên mở đầu bằng bài tập Soft Mewing trong 3-6 tháng đầu tiên. Tuy tác dụng khá chậm, nhưng lưu ý này sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn.

Soft Mewing và Hard Mewing đều là những bài tập hỗ trợ cải thiện cấu trúc xương hàm. Để tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn về những bài tập này, hãy liên hệ với Nha khoa Shark qua số Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được tư vấn và hướng dẫn bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Việt Nam. 

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X