- Mặc định
- Lớn hơn
Răng hàm đóng vai trò quan trọng đối với việc ăn nhai, giúp nghiền nát thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân dẫn đến mất chân răng hàm. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn không tốt cho sức khỏe tổng thể. Do đó, cùng đi tìm hiểu về cách khắc phục trong bài viết dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất.
Lý do gây mất chân răng hàm
Việc không vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận và không lấy cao răng thường xuyên chính là nguyên nhân hình thành mảng bám trên răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đây chính là điều kiện gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… Trong trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng bị tổn thương và lung lay. Lâu dần sẽ gây mất răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên, khi sức đề kháng kém và các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, vi khuẩn gây hại cũng có môi trường thuận lợi để phát triển. Chúng tấn công mạnh các cơ quan trong khoang miệng và gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Đối với một số trường hợp bị tai nạn giao thông, hay trong quá trình sinh hoạt bị va đập mạnh ở vị trí miệng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đây cũng là lý do khiến mất chân răng hàm vĩnh viễn.
Tác hại của việc mất chân răng hàm lâu năm
Mất răng hàm lâu năm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của mọi người.
Đầu tiên, việc ăn uống của mọi người sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi bị mất răng hàm. Bạn sẽ không thể ăn những món dai, cứng và không cảm thấy ngon miệng trong bữa ăn. Lâu ngày, cơ thể bạn sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đồng thời, việc không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt cũng sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Như bạn đã biết, việc ăn uống hàng ngày tác động rất lớn tới xương hàm. Đối với vị trí mất răng, do không có lực tác động, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng tiêu biến xương hàm. Cùng với đó là nhiều hệ quả nghiêm trọng khác như tụt nướu, hạ xoang hàm, răng đổ lệch dẫn đến sai khớp cắn.
Mất răng ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ, làm khuôn mặt bị biến dạng và chảy xệ. Ngoài ra, mất răng cũng sẽ ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp của mọi người.
Mất chân răng hàm có trồng được không?
Khi mất chân răng hàm, bạn có thể trồng lại được. Việc làm này là cần thiết để khôi phục những chiếc răng hàm đã mất, nhằm cải thiện chức năng của răng. Hiện nay, tình trạng mất răng có thể khắc phục bằng những phương pháp sau:
Dùng hàm giả tháo lắp
Để khôi phục những chiếc răng hàm đã mất, sử dụng hàm giả tháo lắp cũng là một sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khôi phục một phần chức năng của răng về cả ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ.
Đối với hàm giả tháo lắp, kỹ thuật viên sẽ chế tác phần mô nướu và răng để gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu được làm từ chất liệu lành tính, giống với nướu thật. Còn răng có thể làm từ sứ hoặc kim loại. Tất cả đều được thiết kế sao cho giống với răng thật, đảm bảo an toàn với môi trường trong khoang miệng.
Khi lựa chọn hàm giả tháo lắp, bạn sẽ không cần trải qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào. Đặc biệt, thời gian thực hiện rất nhanh chóng với chi phí thấp.
Ngược lại những những ưu điểm nổi bật, phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn phần chân răng đã mất. Do đó, vẫn xảy ra tình trạng tiêu xương hàm sau một thời gian thực hiện.
Ngoài ra, việc vệ sinh răng giả tháo lắp cũng cần thực hiện cẩn thận và tốn thời gian. Trong trường hợp vệ sinh răng miệng không đúng, không kỹ có thể có gây ra tình trạng hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt, trong quá trình ăn uống và giao tiếp, hàm giả có khả năng cao rơi ra khỏi nướu. Phương pháp này có tuổi thọ không cao, bạn chỉ sử dụng được trong khoang miệng từ 3 – 5 năm.
Làm cầu răng sứ
Khi bị mất chân răng hàm hoặc chân răng bị lung lay, bác sĩ sẽ nhổ bỏ hoàn toàn và tiến hành làm cầu răng sứ. Để thực hiện phương pháp này, bắt buộc hai chiếc răng kế bên cần khỏe mạnh. Bởi đó chính là trụ đỡ cho chiếc răng đã mất, giúp chúng vững chắc và cải thiện chức năng năng của răng trên cung hàm.
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành mài hai chiếc răng kế bên, sau đó gắn cầu sứ gồm ba mão sứ lên trên cung hàm. Cầu răng sứ chỉ khôi phục khoảng 60 – 80% khả năng ăn nhai. Cùng với đó, thời gian sử dụng của cầu răng sứ từ 7 – 10 năm. Hơn hết, để thực hiện được phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của hai chiếc răng kế bên. Nên sau một thời gian sử dụng, chúng sẽ bị yếu đi.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện phương pháp này như tụt nướu, viêm nha chu, lộ cầu răng sứ. Và cũng giống như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, nên vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau một thời gian sử dụng.
Trồng răng Implant
Khi mất chân răng hàm, trồng răng Implant là phương pháp duy nhất có thể khôi phục được cả chân răng và thân răng. Đáp ứng tốt về chức năng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Đặc biệt, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra.
Một chiếc răng Implant sẽ có cấu tạo gồm ba bộ phận như trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng, sau đó sẽ là khớp nối và mão sứ. Răng Implant sẽ có cấu trúc giống với răng thật. Hiện nay, đây là phương pháp trồng răng hiện đại nhất, những chiếc răng Implant có thể sử dụng suốt đời nếu như chăm sóc tốt.
Các kỹ thuật trồng răng Implant hiện đại hiện nay
Trong các phương pháp cải thiện tình trạng mất chân răng hàm, trồng răng Implant là giải pháp mang đến kết quả tối ưu nhất. Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, phương pháp này gồm những kỹ thuật với những sự cải tiến vượt trội sau:
Cấy ghép trụ Implant riêng lẻ
Với trụ Implant riêng lẻ, bác sĩ sẽ chỉ định đối với những trường hợp mất một hoặc một vài chiếc răng trên cung hàm. Trụ Implant sẽ thay thế cho những chiếc chân răng hàm đã mất, số trụ cấy ghép có thể sẽ ít hơn số răng đã mất. Điều này vẫn đảm bảo ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại trụ Implant nào, miễn sao chất lượng và của những thương hiệu uy tín. Trong quá trình trồng răng, bác sĩ chỉ tác động vào vị trí răng đã mất, không ảnh hưởng tới những chiếc răng khác trên cung hàm, do đó bảo tồn được tối đa cấu trúc răng thật.
Cấy ghép Implant toàn hàm tháo lắp
Trong trường hợp khách hàng mất răng toàn hàm, bác sĩ sẽ phục hình Implant toàn hàm tháo lắp. Trước tiên, bác sĩ cấy trụ Implant vào xương hàm, sau đó phục hình một hàm giả tháo lắp ở bên trên.
Mặc dù có thể cải thiện chứng năng của răng, nhưng khả năng ăn nhai của phương pháp này không được đánh giá cao, cùng với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày khá phức tạp. Do đó, bác sĩ khuyến khích khách hàng không nên thực hiện phương pháp này để khôi phục toàn hàm răng đã mất.
All on 4 và All on 6
All on 4 và All on 6 là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay, áp dụng đối với những trường hợp mất răng toàn hàm. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant để cấy lên một bên hàm bằng sự tính toán chính xác nhất. Một số loại trụ được chỉ định với kỹ thuật này nhờ độ bền vững chắc như Nobel Biocare hoặc trụ Mis C1 Đức/Israel.
Phương pháp này mất 3 ngày để thực hiện xong và mất từ 3 – 4 tháng để hoàn chỉnh những chiếc răng Implant trên cung hàm. Sau khi phục hình xong, bạn có thể ăn nhai thoải mái như bình thường theo sở thích của mình.
Tại sao cần trồng Implant khi mất chân răng hàm
Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu khôi phục hình dáng và cấu trúc của răng về cả thân răng và chân răng. Đặc biệt, răng Implant còn ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra trong quá trình sử dụng.
Với những chiếc răng Implant, bạn có thể ăn nhai thoải mái, tính thẩm mỹ của răng cũng giống với răng thật. Ngoài ra, trồng răng Implant hiện đại cũng an toàn và ít gây xâm lấn. Đảm bảo hạn chế đau nhức trong quá trình trồng răng và thời gian phục hồi nhanh chóng. Do đó, đây là sự lựa chọn được bác sĩ ưu tiên trong mọi trường hợp mất chân răng.
Trường hợp trồng Implant khi mất chân răng hàm
Hầu như những trường hợp mất răng xảy ra ở độ tuổi trung niên và mọi người thường chủ quan và không đi điều trị sớm. Điều này xảy ra tình trạng tiêu xương hàm, hoặc xương hàm mỏng, yếu. Cùng với đó là một số vấn đề khác như hạ xoang hàm và tụt nướu.
Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị và cải thiện trước khi thực hiện cấy ghép Implant. Những chiếc răng Implant sẽ khôi phục được phần chân răng đã mất, đồng thời giúp cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Trường hợp trồng Implant khi còn chân răng
Với những trường hợp còn chân răng nhưng đã bị lung lay, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ, sau đó mới tiến hành cấy ghép Implant. Khi răng mới nhổ, phần xương hàm chưa bị tiêu biến, nên việc cấy trụ Implant ngay lập tức sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm xảy ra. Đồng thời giúp bạn cải thiện chức năng của răng, nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Mất chân răng hàm là một vấn đề cần quan tâm và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết đã giúp bạn tham khảo những phương pháp khắc phục phổ biến hiện nay. Mong rằng bạn đã có sự lựa chọn cho chính mình để cải thiện chức năng của răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Bình luận bài viết