Niềng răng có ăn được thịt gà không? - Nha khoa Shark

Niềng răng có ăn được thịt gà không? Cách ăn đúng

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thịt gà là món ăn giàu chất dinh dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nhưng khi đang niềng răng cần phải kiêng khem một số loại thực phẩm để có thể đạt được kết quả chỉnh nha như mong muốn. Do đó, có nhiều khách hàng đã thắc mắc: “Đang niềng răng có ăn được thịt gà không?”. Hãy cùng chuyên mục Connaissance des appareils orthodontiques của Nha Khoa Shark sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này ngay sau đây.

Niềng răng có ăn được thịt gà không? Cách ăn đúng

Niềng răng có ăn được thịt gà không?

Đang niềng răng có ăn được thịt gà không? Bạn hoàn toàn có thể ăn thịt gà trong thời gian chỉnh nha nếu như biết chế biến và sử dụng đúng cách để không làm bung tuột mắc cài, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Ngoài ra, ăn thịt gà sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho quá trình niềng răng cũng như sức khỏe của bạn như Omega3, chất béo, đạm,… Các nhóm chất này giúp tăng cường sức khỏe, tăng khả năng hồi phục sức khỏe răng miệng.

Đang niềng răng có thể ăn thịt gà nếu biết sử dụng và chế biến đúng cách
Đang niềng răng có thể ăn thịt gà nếu biết sử dụng và chế biến đúng cách

Cách ăn thịt gà đúng cách tránh bung mắc cài

Khi đang niềng răng, bạn có thể thêm thịt gà vào thực đơn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, vì đặc tính dai, nhiều xương và sợi nhỏ nên trước khi ăn bạn nên cắt xé nhỏ thịt gà; hoặc chế biến thành các món ăn mềm, dễ nhai nuốt như: Súp gà, gà hầm, gà hấp,…

Khi ăn thịt gà cần nhai cắn chậm rãi và nhẹ nhàng. Ngoài ra, chỉ ăn thịt gà khi đã tách xương, chú ý chọn các phần thịt gà mềm để ăn; hạn chế ăn các phần thịt nhiều xương, dai cứng như: Cánh gà, cổ gà, chân gà,… Bởi sẽ cần dùng lực cắn mạnh nên dễ bị bung tuột mắc cài.

Sau khi ăn thịt gà, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách vì các mảnh vụn thịt gà dễ mắc kẹt lại mắc cài, kẽ răng; nếu không làm sạch cẩn thận sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, hôi miệng, viêm lợi,… 

Do đó, bạn nên biết cách đánh răng trong lúc niềng răng sau khi ăn, kết hợp sử dụng nước súc miệng, máy tăm nước để loại bỏ triệt để vụn thức ăn và vi khuẩn, bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.

Nên chế biến thịt gà thành các món ăn mềm, dễ nuốt
Nên chế biến thịt gà thành các món ăn mềm, dễ nuốt

Một số thực phẩm nên sử dụng khi niềng răng

Ở giai đoạn đầu, khi chưa quen với khí cụ niềng răng nên mọi người thường thắc mắc tới vấn đề niềng răng ăn thịt gà được không? Tuy nhiên, một số thực phẩm nên ăn sau khi niềng cũng nên được chú ý. Khi chỉnh nha, bạn nên ưu tiên dùng những loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn chín, mềm, dễ nuốt

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những thức ăn ở dạng mềm như cháo, súp,… vì chúng dễ nhai, dễ nuốt và không gây đau nhức trong quá trình ăn nhai. Bên cạnh đó, những loại thức ăn mềm được nấu chín giúp bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó không xảy ra tình trạng suy nhược cơ thể.

>>> Đọc thêm: Niềng răng ăn cháo bao lâu có thể ăn uống như bình thường?

  • Sữa và thực phẩm làm từ sữa

Những loại sữa tươi, sữa hạt hoặc sản phẩm được làm từ sữa là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh hồi phục hồi hơn. Đặc biệt, khi ăn những loại thực phẩm này không cần sử dụng lực nhai quá nhiều nên ngay cả khi vừa mới niềng răng bạn vẫn có thể ăn, uống bình thường.

  • Các món từ trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu vitamin D nên khi ăn sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. Một số món ăn mềm, dễ nhai được chế biến từ trứng như: trứng hấp, luộc, bánh bông lan, bánh Flan,…. Đây toàn là những món dễ ăn nên hãy bổ sung ngay vào khẩu phần ăn của mình nhé!

Những món ăn được làm từ trứng được bác sĩ khuyến khích dùng khi đang niềng răng
Những món ăn được làm từ trứng được bác sĩ khuyến khích dùng khi đang niềng răng
  • Các loại rau củ, trái cây mềm

Trong rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và tránh tình trạng suy nhược khi xuất hiện cơn đau dai dẳng trong quá trình niềng răng. Khi mới niềng răng, nếu quá đau nhức không thể ăn hoa quả và các loại rau củ, bạn có thể xay sinh tố để uống mỗi ngày.

  • Các loại ngũ cốc dinh dưỡng

Một số loại ngũ cốc rất dễ nhai và phù hợp với những người niềng răng như lúa mì, đậu hũ,… Ngoài ra, trong ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và tinh bột, giúp cung cấp năng lượng cho bạn hoạt động cả ngày dài.

  • Các loại thịt, hải sản

Trong khẩu phần ăn mỗi ngày của những người niềng răng sẽ không thể thiếu thịt và hải sản. Những loại thực phẩm này giúp bạn hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng và không bị sụt cân trong suốt quá trình niềng răng. Khi mới niềng răng, bạn cần chế biến thịt, hải sản thành những món mềm và dễ nhai bằng cách nấu cháo hoặc súp.

ần bổ sung hải sản, các loại thịt vào khẩu phần ăn mỗi ngày của người niềng răng
Cần bổ sung hải sản, các loại thịt vào khẩu phần ăn mỗi ngày của người niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn cần bổ sung tất cả những loại thực phẩm này để cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng. Nếu cảm thấy răng đau nhức quá, không thể ăn nhai bình thường, bạn nên chú ý trong cách chế biến để giúp quá trình ăn uống dễ dàng hơn.

Những thực phẩm nên tránh khi niềng răng

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn như thịt gà, các loại thực phẩm từ sữa, hải sản, rau củ,…. bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau đây để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi suôn sẻ.

  • Những loại thực phẩm cứng

Một số loại thực phẩm cứng như kẹo cứng, đá lạnh, xương,… khi ăn nhai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống mắc cài, dây cung. Nó có thể bị đứt dây cung, bị bung mắc cài, làm quá trình niềng răng mất nhiều thời gian hơn.

  • Các loại thực phẩm có tính dẻo, dính

Những món ăn được làm từ nếp hoặc các loại kẹo dẻo được bác sĩ khuyến khích không nên ăn khi niềng răng. Bởi tính dính, dẻo nên khi ăn sẽ rất dễ bám dính vào mắc cài, gây ra hiện tượng đau nhức răng. Lâu dần, bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng.

  • Một số loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh

Khi ăn những loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh như đá viên, lẩu,… sẽ gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài. Bởi trong lúc niềng, răng phải chịu một lực tác động từ hệ thống khí cụ nên không còn được chắc khỏe như trước.

Không nên ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh như lẩu, đá viên,… khi đang niềng răng
Không nên ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh như lẩu, đá viên,… khi đang niềng răng
  • Các loại thức ăn giòn, nhiều vụn

Trong những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh, snack,… sẽ rất dễ bám vào răng trong quá trình ăn nhai. Lâu dần, khi không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… Từ đó, quá trình chỉnh nha sẽ kéo dài lâu hơn.

  • Bánh kẹo, thức uống nhiều đường

Không nên ăn những loại thức ăn nhanh, bánh kẹo nhiều đường, uống nước ngọt khi niềng răng và sau khi niềng. Bởi chúng có khả năng sản sinh axit gây sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng.

Những lưu ý trong ăn uống khi niềng răng

Một số lưu ý trong quá trình ăn uống khi niềng răng bạn cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất:

  • Chế biến thức ăn thành những miếng nhỏ

Để giảm áp lực ăn nhai lên răng và hạn chế tiếp xúc với hệ thống mắc cài, bạn cần cắt hoặc xé nhỏ thức ăn. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị chiếc kéo nhỏ trong balo để bất kỳ khi nào muốn ăn gì cũng đều không gặp khó khăn gì nhé.

  • Ăn nhai chậm rãi

Khi niềng răng, hệ thống mắc cài sẽ gây ra những tình trạng xước mô mềm khi tác động mạnh, làm nhiệt miệng. Do đó, trong quá trình ăn nhai, cần thực hiện nhẹ nhàng, ăn chậm rãi, từ tốn. Từ đó phần nào giảm thiểu được nguy cơ nhiệt miệng.

Ngoài ra, ăn nhai chậm rãi cũng giúp cơ hàm không cần hoạt động nhiều và làm giảm khả năng mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Cần lưu ý ăn nhai nhẹ nhàng, chậm rãi để hệ thống mắc cài không tác động tới mô mềm trong khoang miệng
Cần lưu ý ăn nhai nhẹ nhàng, chậm rãi để hệ thống mắc cài không tác động tới mô mềm trong khoang miệng
  • Hạn chế dùng răng niềng cắn xé thức ăn

Trong quá trình niềng răng, bạn cần loại bỏ những món dai, cứng ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Khi niềng, răng đang dịch chuyển về đúng vị trí nên chân răng còn yếu, chưa ổn định. Vì vậy, dùng răng niềng để cắn xé sẽ làm răng dịch chuyển theo nhiều hướng và làm thời gian niềng răng kéo dài lâu hơn hay tệ hơn là sẽ bị  tình trạng niềng răng hỏng gây tốn kém chi phí.

  • Uống nhiều nước trong khi ăn

Trong quá trình ăn nhai, uống nhiều nước sẽ giúp khoang miệng không bị khô và làm quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Hơn nữa, khi đau nhức trong niềng răng, uống nước đá cũng giúp giảm những cơn ê buốt hiệu quả. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nhai nước đá vì có thể khiến tình trạng ê buốt nặng hơn.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, cẩn thận sau khi ăn

Sau mỗi bữa ăn, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, kết hợp súc miệng, dùng chỉ nha khoa và đánh răng đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tăm nước để khoang miệng sạch hơn nhé.

Khi niềng răng, việc tái khám định kỳ rất quan trọng để theo dõi sự dịch chuyển của răng. Do đó, đừng quên lịch tới thăm khám bác sĩ cho tới khi quá trình niềng răng kết thúc để răng dịch chuyển về đúng vị trí theo đúng thời gian ở phác đồ điều trị. 

Với vấn đề niềng răng có ăn được thịt gà không, Nha Khoa Shark đã giúp các bạn độc giả giải đáp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý trong quá trình niềng răng để quá trình răng dịch chuyển về đúng vị trí diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

 

5/5 - (1 vote)

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X