Nguyên nhân niềng răng bị ê buốt và cách xử lý hiệu quả

Nguyên nhân niềng răng bị ê buốt và cách xử lý hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi mới niềng răng, chúng ta không thể tránh khỏi tình trạng khó chịu, trong đó ê buốt răng là trường hợp thường gặp nhất. Những thông tin sau đây, Nha khoa Shark sẽ chia sẻ đến bạn về niềng răng bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả.

niềng răng bị ê buốt

Niềng răng bị ê buốt có sao không?

Niềng răng bị ê buốt là dấu hiệu rất bình thường khi bạn niềng răng trong thời gian đầu, vì vậy niềng răng bị ê buốt hoàn toàn không sao. Cảm giác ê buốt xuất hiện khi niềng răng do các khí cụ chỉnh nha đang tạo nên một lực tác động lên răng, mà khi ở trạng thái thông thường, chúng ta chưa từng được làm quen với điều này.

Niềng răng bị ê buốt chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày, sau khi bạn đã hoàn toàn thích ứng được với sự hiện diện của mắc cài, thì cảm giác ê buốt sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu như trong trường hợp những cơ ê buốt kéo dài trong vài tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thì bạn nên đến với các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng.

Niềng răng bị ê buốt là dấu hiệu rất bình thường khi bạn niềng răng trong thời gian đầu
Niềng răng bị ê buốt là dấu hiệu rất bình thường khi bạn niềng răng trong thời gian đầu

Nguyên nhân khiến niềng răng bị ê buốt

Niềng răng bị ê buốt là tình trạng có thể xuất hiện ở tất cả những người niềng răng, tình trạng này xuất phát bởi một số nguyên nhân như sau.

  • Men răng bị tổn thương

Men răng chứa nhiều khoáng chất trong cơ thể con người và nằm ở ngoài cùng của bề mặt răng. Men răng hình thành với chức năng bảo vệ những phần mềm bên trong răng, nếu men răng bị tổn hại thì sẽ không có khả năng có thể phục hồi. Lớp men răng bị mòn đi sẽ khiến cho răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn, nhất là đối với những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho niềng răng bị ê buốt.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Những thói quen không tốt có thể khiến cho men răng bị mòn, từ đó tăng tính nhạy cảm của răng và làm xuất hiện tình trạng niềng răng bị ê buốt.

  • Dùng lực quá mạnh khi chải răng.
  • Đánh răng ngay sau khi ăn.
  • Sử dụng bàn chải có lông chải quá cứng.
  • Chải răng theo chiều ngang thay vì chiều dọc.
Chải răng theo chiều ngang có thể làm cho men răng bị mòn, làm tăng cảm giác ê buốt
Chải răng theo chiều ngang có thể làm cho men răng bị mòn, làm tăng cảm giác ê buốt
  • Sử dựng thực phẩm không tốt cho răng

Thực phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, làm xuất hiện tình trạng niềng răng bị ê buốt. Nếu bạn sử dụng quá nhiều những thực phẩm như: Xoài, chanh, nước uống có gas,… thì men răng sẽ rất nhanh chóng bị mòn, thậm chí có thể làm cho phần ngà răng bị lộ ra. Hoặc bạn có thói quen sử dụng thực phẩm nóng và lạnh luân phiên đột ngột thì răng cũng sẽ nhanh chóng yếu đi, niềng răng bị ê buốt cũng sẽ nghiêm trọng hơn.

  • Nền răng yếu

Niềng răng bị ê buốt còn có thể xuất phát do nguyên nhân nền răng bị yếu. Đối với nguyên nhân này, tình trạng ê buốt có thể kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.

  • Niềng răng sai kỹ thuật

Niềng răng bị ê buốt có nghiêm trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Tay nghề thực hiện của bác sĩ không đạt yêu cầu có thể gây ra nhiều biến chứng mà chúng ta không hề mong muốn: Răng ê buốt, răng đau nhức kéo dài, hàm răng bị xô lệch,…

Uống nhiều nước ngọt làm răng yếu đi, niềng răng bị ê buốt cũng nghiêm trọng hơn
Uống nhiều nước ngọt làm răng yếu đi, niềng răng bị ê buốt cũng nghiêm trọng hơn

Cách khắc phục tình trạng ê buốt khi niềng răng

Niềng răng bị ê buốt cần cải thiện như thế nào? Sau đây là một số gợi ý giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này.

  • Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết

Nếu như cảm giác niềng răng bị ê buốt vượt quá sức chịu đựng của bạn, thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau sau khi đã được các bác sĩ chỉ định.

Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà chưa nhận được sự đồng ý bởi bác sĩ chuyên môn, nếu không sẽ có thể xuất hiện những biến chứng niềng răng khác.

  • Sử dụng nước muối

Khi niềng răng bị ê buốt, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng, cách thức này có thể giúp cho cơn ê buốt nhanh chóng qua đi. Lựa chọn tốt nhất dành cho bạn là nước muối sinh lý chuyên dụng.

Nếu cơn ê buốt nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để thoa lên các vị trí mắc cài.

  • Sử dụng kem đánh răng

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người khác nhau, kem đánh răng với chức năng giảm ê buốt đã ra đời, bạn có thể sử dụng loại kem đánh răng này để hạn chế tình trạng niềng răng bị ê buốt.

Một số loại kem đánh răng khắc phục tình trạng ê buốt hiệu quả được gợi ý cho bạn là: Sensodyne, Crest, Colgate,…

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại kem đánh răng thích hợp nhất.

Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng giúp cho cơn ê buốt nhanh chóng qua đi
Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng giúp cho cơn ê buốt nhanh chóng qua đi
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để khắc phục tình trạng niềng răng bị ê buốt, bạn cần vệ sinh răng miệng thật đúng cách, điều này hết sức quan trọng, không chỉ trong quá trình niềng răng, mà còn trong cả cuộc sống thường ngày.

Hãy sử dụng những bàn chải có lông chải mềm và cẩn thận làm sạch các kẽ răng từ 3 – 4 lần trong ngày. Bạn nên sử dụng lực nhẹ nhàng để không làm cho mắc cài bị bung hoặc làm cho cảm giác ê buốt nghiêm trọng hơn.

Vệ sinh mắc cài sạch sẽ rất quan trọng trong việc khắc phục tình trạng niềng răng bị ê buốt. Vì vậy, bạn hãy tập làm quen với chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cũng như làm sạch rãnh mắc cài, đảm bảo không để cho thức ăn dư thừa còn đọng lại.

  • Chú ý trong ăn uống

Để hạn chế tình trạng niềng răng bị ê buốt, bạn nên kiêng sử dụng những thức ăn có dạng dai, cứng, giòn trong quá trình niềng răng. Vì những thức ăn này cần dùng lực nhiều khi ăn, điều này sẽ làm cho những cơn đau nhức và ê buốt nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian đầu khi niềng răng, bạn nên sử dụng những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như: Cháo, súp, sinh tố,…

Những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, những thức uống có gas cũng là những thực phẩm không được khuyến khích sử dụng trong quá trình niềng răng.

Sau khi niềng răng, hãy ăn thực phẩm mềm như cháo để hạn chế tình trạng răng ê buốt
Sau khi niềng răng, hãy ăn thực phẩm mềm như cháo để hạn chế tình trạng răng ê buốt
  • Tuân theo chỉ định của nha sĩ

Để khắc phục tình trạng niềng răng bị ê buốt, bạn cần tuân theo chỉnh định của các nha sĩ: Chỉ định về thời gian tái khám, chỉ định trong sinh hoạt, chỉ định về cách thức chăm sóc răng miệng và chỉ định trong chế độ ăn uống. Những chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện cảm giác ê buốt khi niềng răng.

Một số vấn đề có thể xảy ra trong thời gian niềng răng

Trong thời gian đầu niềng răng, bạn chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha. Vì vậy, bên ngoài vấn đề niềng răng bị ê buốt, thì bạn còn có thể phải đối mặt với một số vấn đề khác.

  • Miệng bị khô

Trong thời gian đầu, lượng nước bọt được tiết ra sẽ giảm đi khi miệng cảm nhận được sự xuất hiện của vật thể lạ, điều này sẽ làm cho miệng bị khô. Bạn hãy uống nhiều nước để khắc phục tình trạng này.

  • Mô mềm trong miệng bị tổn thương

Mô mềm trong miệng sẽ dễ bị tổn thương khi niềng răng, nhất là đối với niềng răng mắc cài.

Môi, má và lưỡi có thể bị trầy xước, thậm chí là có thể chảy máu nếu bạn không cẩn thận trong sinh hoạt thường ngày.

Tình trạng này sẽ qua đi khi cơ thể bạn dần quen với sự hiện diện của các khí cụ chỉnh nha trong miệng. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa, giúp che đi những phần mắc cài sắc nhọn.

  • Ăn uống gặp khó khăn

Vấn đề tiếp theo có thể xảy ra khi niềng răng đó chính là gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Niềng răng bị ê buốt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, vì vậy điều này có thể làm cho bạn ăn uống ít đi, một số người còn có thể sụt cân trong thời gian đầu niềng răng.

Khi niềng răng trong thời gian đầu có thể khiến cho môi bị khô bởi lượng nước bọt tiết ra bị giảm
Khi niềng răng trong thời gian đầu có thể khiến cho môi bị khô bởi lượng nước bọt tiết ra bị giảm
  • Phát âm khó

Sau khi niềng răng, nhiều người sẽ cảm thấy phát âm của mình rất khác so với thời gian trước. Nguyên nhân của việc này là do môi và lưỡi chưa quen với các khí cụ chỉnh nha, nên không thể cử động một cách tự nhiên do có cảm giác bị vướng víu. Niềng răng làm cho lưỡi khó có thể chạm vào mặt bên trong của răng, vì vậy quá trình phát âm không thể lưu loát so với trước đó.

Sau khi miệng đã quen với sự xuất hiện của những “người bạn mới”, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi. Sau khi niềng răng, một số người còn có thể khắc phục được tình trạng nói ngọng, giúp họ phát âm chuẩn hơn, rõ ràng hơn.

  • Bị tụt lợi

Bị tụt lợi khi niềng răng chỉ xuất hiện khi việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách mỗi ngày, điều này sẽ khiến cho lợi bị viêm và tụt xuống theo thời gian.

Sau khi niềng răng, bạn cần vệ sinh răng miệng thật thường xuyên, đúng cách và sạch sẽ, vì thức ăn rất dễ bị giắt lại bên trong mắc cài. Để làm sạch kẽ răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng.

Bị tụt lợi khi niềng răng chỉ xuất hiện khi việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách
Bị tụt lợi khi niềng răng chỉ xuất hiện khi việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách

Vừa rồi là những thông tin về niềng răng bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Nha khoa Shark ngay hôm nay để chúng tôi tư vấn tận tình và chu đáo nhất bạn nhé!

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X