Hàm răng giả bị lỏng lẻo là tình trạng phổ biến mà nhiều người sử dụng hàm giả tháo lắp gặp phải. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và ăn uống hàng ngày của nhiều người. Vậy tại sao hàm răng giả bị lung lay và lỏng lẻo sau một thời gian sử dụng? Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý khi hàm giả bị lỏng mà bạn có thể chưa biết.
Các trường hợp hàm răng giả bị lỏng
Nhìn chung, răng giả bị lung lay và lỏng lẻo có thể xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến thiết kế răng hàm không đạt chuẩn hoặc nền hàm nhựa bị biến đổi sau một thời gian sử dụng.
Dưới đây là một số trường hợp hàm giả bị lỏng lẻo mà bạn có thể tham khảo:
Hàm răng giả bị lỏng ngay khi mới làm
Sau khi làm lại hàm giả tháo lắp, nhiều người gặp tình trạng hàm không bám chắc vào nướu, gây cảm giác lỏng lẻo và khó chịu.
Điều này chủ yếu xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên khiến xương hàm và mô nướu dần teo lại làm giảm độ nâng đỡ cho hàm giả và khiến hàm có dấu hiệu bị lung lay khi sử dụng.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về độ dày của nền hàm có thể khiến người dùng cảm thấy vướng víu, khó phát âm rõ ràng và gặp khó khăn khi ăn nhai trong thời gian đầu.
Chưa hết, nếu hàm giả chưa được đặt đúng vị trí được thiết kế, lưỡi sẽ có xu hướng đẩy hàm ra ngoài và làm tăng cảm giác lỏng lẻo mỗi khi sử dụng.
Những yếu tố này khiến người mới đeo hàm thường có tâm lý sợ hàm bị rơi ra khi giao tiếp hoặc ăn uống.
Chính vì thế, người mới đeo hàm giả cần thời gian làm quen với hàm răng giả trong ít nhất 6 tuần để làm quen với cảm giác khi sử dụng hàm răng mới trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Thiết kế hàm răng giả không chuẩn
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến hàm giả bị lỏng là do thiết kế không chính xác.
Cụ thể, nếu bác sĩ có tay nghề chưa vững hoặc sử dụng công nghệ lạc hậu trong quá trình lấy dấu hàm, phần nền hàm có thể sẽ không ôm sát nướu và khiến hàm răng giả thường lỏng lẻo, lung lay và dễ rơi ra ngoài.
Trong một số trường hợp, hàm giả không chỉ bị lỏng mà còn bập bênh khi ăn nhai. Điều này tạo áp lực không đều lên nướu và gây đau nhức trong quá trình sử dụng.
Nếu kéo dài tình trạng này, khả năng ăn nhai không chỉ bị ảnh hưởng mà còn gia tăng nguy cơ viêm nhiễm do thức ăn bị mắc kẹt dưới hàm giả.

Hàm giả tháo lắp bị lỏng sau một thời gian sử dụng
Sau một thời gian sử dụng, hàm giả tháo lắp có thể dần mất đi độ ổn định ban đầu, trở nên lỏng lẻo và không còn ôm sát nướu.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi của nền hàm hoặc những tác động từ quá trình sử dụng khiến nướu lợi và khung xương hàm thay đổi. Chính vì thế, hàm răng giả bị lỏng sau một thời gian sử dụng là một trong những tình trạng khá phổ biến.
Nền hàm nhựa bị biến đổi
Nền hàm nhựa có thể bị biến dạng do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng cách khi sử dụng hàm răng giả.
Cụ thể, khi tháo lắp hàng ngày, nếu vô tình làm rơi hoặc để hàm giả chịu va đập mạnh, phần nền nhựa có thể bị méo mó, cong vênh và ảnh hưởng đến hình dạng của răng giả.
Điều này khiến hàm giả không còn ôm sát nướu như ban đầu, dễ bị kênh hoặc trượt khi giao tiếp và ăn uống.
Ngoài ra, việc ngâm hàm giả trong nước quá nóng cũng có thể làm nhựa bị giãn nở, mất đi độ chuẩn xác về hình dáng. Ngược lại, nếu để hàm giả tiếp xúc với môi trường quá lạnh trong thời gian dài, chất liệu có thể bị co rút, làm ảnh hưởng đến độ bám của hàm trên cung hàm.
Chính vì thế, việc vệ sinh và bảo quản răng giả không đúng cách trong quá trình sử dụng được cho là một trong những nguyên nhân khiến hàm răng giả bị lỏng.

Khung xương hàm, nướu lợi bị thay đổi
Bên cạnh sự biến dạng của nền hàm, việc cấu trúc nướu và xương hàm bị thay đổi trong quá trình sử dụng răng giả cũng là nguyên nhân quan trọng khiến hàm giả bị lỏng lẻo.
Khi mất răng, xương hàm không còn được kích thích từ lực nhai tự nhiên, dẫn đến hiện tượng tiêu xương. Theo thời gian, xương hàm dần bị thu nhỏ, khiến hàm giả không còn khít với khuôn miệng như trước.
Đồng thời, mô nướu cũng có xu hướng co rút lại do chịu áp lực từ hàm giả, làm giảm khả năng nâng đỡ và giữ vững hàm trong quá trình sử dụng.
Nếu quan sát bằng mắt thường, có thể thấy phần xương hàm bị lõm xuống so với ban đầu, tạo khoảng trống giữa hàm giả và nướu, khiến hàm dễ bị xê dịch hoặc rơi ra khi nói chuyện, ăn uống.
Những thay đổi này là hệ quả tất yếu khi sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài.
Nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tình trạng hàm răng giả bị lỏng lẻo có thể ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng của người sử dụng.

Cách xử lý tình trạng lỏng hàm răng giả tháo lắp
Khi hàm răng giả tháo lắp trở nên lỏng lẻo, việc tìm ra phương án khắc phục phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo khả năng ăn nhai và sự thoải mái khi sử dụng.
Dưới đây là một số cách xử lý an toàn mà bác sĩ thường áp dụng khi hàm răng giả tháo lắp bị lỏng lẻo mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng keo dán hàm
Một trong những cách xử lý đơn giản và nhanh chóng nhất khi hàm răng giả bị lỏng lẻo là sử dụng keo dán hàm.
Keo dán hàm hoạt động như một lớp kết dính giúp tăng độ bám giữa trong khoảng trống giữa hàm giả và nướu. Quá trình này giúp ngăn chặn tình trạng hàm răng giả bị trượt hoặc rơi ra khi ăn uống hay giao tiếp.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể thay thế cho việc điều chỉnh trực tiếp sự thay đổi của hàm răng giả.

Làm lại răng giả
Trong trường hợp hàm giả đã sử dụng quá lâu hoặc không còn phù hợp với cấu trúc nướu và xương hàm, việc làm lại răng giả là giải pháp tối ưu nhất được nhiều bác sĩ lựa chọn.
Theo thời gian, nướu và xương hàm sẽ có xu hướng thay đổi, khiến hàm giả cũ không còn ôm khít như trước.
Với tình trạng này, việc làm lại một hàm giả mới với chất liệu và thiết kế chính xác hơn sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng ăn nhai, hạn chế cảm giác khó chịu và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Phẫu thuật ghép xương – cấy ghép Implant
Đối với những trường hợp tiêu xương hàm nghiêm trọng, hàm giả tháo lắp thông thường không còn là lựa chọn tối ưu và phù hợp.
Lúc này, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp ghép xương và cấy ghép Implant để khắc phục triệt để tình trạng hàm răng giả bị lỏng lẻo và lung lay.
Dựa vào mức độ tiêu xương hàm của từng người mà bác sĩ sẽ cân nhắc có nên thực hiện ghép xương răng để tái tạo nền tảng vững chắc cho răng không.
Sau đó, cấy ghép Implant sẽ giúp tạo nên trụ chân răng nhân tạo, mang lại sự ổn định lâu dài mà hàm giả tháo lắp không thể có được.
Chính vì thế, trồng răng Implant không chỉ là giải pháp cải thiện khả năng ăn nhai gần như răng thật mà còn ngăn chặn tình trạng tiêu xương tiếp tục diễn ra.
Đây là phương pháp phục hình tiên tiến và đem lại tính thẩm mỹ cao hơn so với các phương pháp truyền thống.

Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp giúp tăng tuổi thọ
Khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp, việc vệ sinh hàm cũng như bảo quản đúng cách được cho là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng để đảm bảo tuổi thọ của hàm giả.
Dưới đây là chi tiết một số lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp mà bạn cần biết:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải sạch nướu ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, tránh làm tổn thương mô nướu. Nếu vẫn còn răng thật trên cung hàm, cần duy trì việc chải răng bằng kem đánh răng như bình thường để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Làm sạch hàm răng giả: Sau mỗi lần ăn uống, bạn cần làm sạch hàm giả bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ cặn thức ăn, tránh tích tụ vi khuẩn tích tụ.
- Sử dụng nước súc miệng hàng ngày: Súc miệng thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mô nướu và giữ hơi thở luôn thơm mát. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sử dụng hàm giả tháo lắp vì vi khuẩn dễ tích tụ dưới nền hàm nếu không súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày.
- Tháo hàm giả vào ban đêm để nướu nghỉ ngơi: Việc đeo hàm giả liên tục cả ngày có thể gây áp lực lên nướu, làm nướu bị kích ứng và dễ tổn thương. Tốt nhất nên tháo hàm giả trước khi đi ngủ, đồng thời kết hợp massage nướu nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu và giúp nướu luôn khỏe mạnh và hồng hào.

- Tránh ăn thực phẩm quá cứng: Việc ăn uống đúng cách được cho là lưu ý quan trọng tránh nguy cơ hàm răng giả bị lỏng. Các món ăn cứng như kẹo, hạt, đá lạnh có thể làm hàm giả bị nứt hoặc biến dạng. Bên cạnh đó, các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ê buốt và làm giảm tuổi thọ của hàm răng giả và gia tăng tăng nguy cơ hàm bị lỏng theo thời gian.
- Bảo quản hàm giả đúng cách: Khi không sử dụng, nên ngâm hàm giả vào nước hoặc dung dịch chuyên dụng để duy trì độ ẩm, tránh để hàm giả ở tình trạng khô và cong vênh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ngâm hàm giả trong nước sôi hoặc sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm biến dạng và ảnh hưởng đến chất lượng hàm giả.
- Tái khám nha khoa định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, hàm giả có thể bị mài mòn hoặc không còn ôm sát nướu do sự thay đổi của xương hàm. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề như hàm bị lỏng, biến dạng và có có phương án điều chỉnh hoặc thay mới kịp thời.
Bài viết này đã tiết lộ đến bạn nguyên nhân cũng như một số cách xử lý khi hàm răng giả bị lỏng lẻo. Nhìn chung, mỗi phương pháp xử lý đều có ưu điểm riêng tùy thuộc vào tình trạng của hàm giả và sức khỏe răng miệng của từng người. Do đó, khi phát hiện hàm giả bị lỏng, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám trực tiếp và tư vấn giải pháp phù hợp nhất để cải thiện sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Bình luận bài viết