- Mặc định
- Lớn hơn
Tình trạng đau nhức răng xảy ra trong giai đoạn cho con bú rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là sâu răng, thiếu canxi, vệ sinh răng miệng không đúng cách,… Muốn chữa trị hiệu quả, theo dõi bài viết dưới đây, Nha Khoa Shark sẽ bật mí 4 mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú an toàn!
Nguyên nhân gây đau răng ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường gặp một số những vấn đề về răng miệng, cụ thể như đau răng. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố.
- Thiếu canxi: Sau sinh mẹ cho con bú, sữa mẹ được tiết ra từ máu và canxi của mẹ. Bên cạnh đó, vì thay đổi nội tiết tố nên sau sinh mẹ sẽ có dấu hiệu thiếu hụt canxi nghiêm trọng, dẫn đến đau răng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc răng không đúng cách dễ dẫn đến những nguy cơ về đau răng, viêm nhiễm xuất hiện
- Mắc các bệnh lý về răng miệng: Sau sinh, nhiều mẹ thường có thói quen vệ sinh răng không kỹ dẫn đến các mảng bám tích tụ, gây viêm nướu, viêm nha chu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây đau nhức răng kéo dài.
- Mọc răng khôn: Một số trường hợp mẹ đang chăm sóc con mọc răng khôn. Tình trạng răng mọc nghiêng, lệch gây sưng tấy và đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phụ nữ sau sinh đau răng không những khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc em bé. Chưa kể đau răng sẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai, hấp thụ dinh dưỡng kém, tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn em bé. Do đó, không nên để tình trạng này kéo dài, cần nhanh chóng tìm kiếm những giải pháp chữa đau răng nhanh nhất.
Những mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú an toàn, hiệu quả
Trong giai đoạn cho con bú, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ đa phần đều hạn chế uống thuốc. Vậy nếu bị đau răng trong khoảng thời gian này, các mẹ cần làm gì? Những mẹo trị đau răng cho mẹ cho con bú được Nha Khoa Shark chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Phụ nữ sau sinh có nhiều thay đổi về cơ thể, nhất là sức khỏe răng miệng. Để hạn chế đau nhức cần chú ý vệ sinh hàng ngày, ít nhất 2-3 lần. Chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải mềm, lông dịu nhẹ để đánh, hạn chế các tác động ngoại lực.
Bên cạnh đó nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thay bằng dùng tăm xỉa răng, hạn chế ảnh hưởng đến vùng miệng.
Cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày
Cần chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, có chứa nhiều canxi. Tăng cường ăn các loại trái cây có vitamin C như cam, bưởi, chanh để hỗ trợ vững các thành mạch, ngăn ngừa dấu hiệu chảy máu chân răng.
Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ê buốt răng, đau nhức kéo dài. Chú ý không sử dụng thức uống có gas hoặc ăn đồ quá ngọt dễ dẫn đến bào mòn bề mặt của răng.
Mẹ bỉm sau sinh cũng không nên ăn quá cứng, quá dai, hạn chế tác động quá mạnh đến xương hàm. Từ đó bảo vệ răng chắc khỏe, ngăn ngừa các ảnh hưởng kém duyên.
Sử dụng tỏi để chữa đau răng cho mẹ
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài là gia vị giúp các món ăn gia tăng hương vị, tỏi còn dùng để trị cảm cúm, hạ sốt, giảm đau,… Ngoài ra, trong tỏi có chứa Allicin – chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy hiệu quả. Do đó, tỏi là một phương pháp chữa đau răng an toàn và hiệu quả cho phụ nữ đang cho con bú.
Cách thực hiện
- Cách 1: Chà tỏi lên răng
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lột sạch vỏ tỏi. Sau đó đem cắt mỏng, đập dập. Tiếp đó lấy chà trực tiếp lên vùng răng bị đau trong khoảng 2 – 3 phút. Khi thực hiện đều đặn, những cơ đau nhức răng của mẹ được đáng kể.
- Cách 2: Nhai tỏi
Nhanh hơn cách 1, bạn chỉ cần lột sạch tép tỏi. Sau đó nhai trực tiếp ở vùng răng bị đau trong vòng 1 phút. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch. Lưu ý, cách làm này có thể làm hơi thở của bạn có mùi.
- Cách 3: Ngâm tỏi với rượu
Cách làm này giúp các mẹ giảm đau răng và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Bạn chuẩn bị một ít tỏi đã lột vỏ, đem cắt mỏng và ngâm với rượu trắng khoảng 1 tuần. Khi đã ra thành phẩm, dùng bông gòn thấm vào rượu tỏi và đắp lên vùng bị đau răng trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện liên tục trong tuần sẽ mang lại hiệu quả giảm đau răng như mong muốn.
Lưu ý:
Trước khi dùng tỏi chữa đau răng, mẹ nên kiểm tra xem mình và bé có bị dị ứng với tỏi hay không. Đặc biệt, không nên dùng quá nhiều lần vì có thể gây kích ứng nướu và mô mềm trong khoang miệng.
Mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú bằng lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa một số thành phần: Fluor, Axit Tannic, Catechin,.. nên có công dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, những chất này giúp hình thành một lớp men Protein giúp bảo vệ răng tốt hơn.
Hơn nữa, Axit Tannic có trong lá trà xanh còn rất lành tính và có công dụng hạn chế sự hòa tan của canxi, nên có thể giảm ê buốt răng hiệu quả. Do đó, các mẹ có con đang bú cũng có thể dùng để giảm bớt tình trạng đau răng.
Cách thực hiện
Các mẹ rửa sạch lá trà xanh, sử dụng để nhai trong 5 phút. Sau đó đánh răng và súc miệng lại như bình thường để loại bỏ sạch những mảng bám trà xanh trong khoang miệng. Vì lá trà xanh an toàn và lành tính nên mẹ có thể thực hiện nhai lá trà xanh từ 2 – 3 lần/1 ngày để những cơn đau nhức giảm nhanh chóng.
Mẹo trị đau răng cho mẹ cho con bú bằng cách chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp giảm đau răng an toàn và hiệu quả đối với những mẹ đang cho con bú. Chườm lạnh giúp giảm lưu lượng máu đến vùng bị đau, từ đó giảm đau và sưng tấy.
Cách thực hiện rất đơn giản
Mẹ cho vài viên đá nhỏ vào một chiếc khăn sạch, gói lại và chườm lên má ngay tại vị trí có răng đau. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy lạnh quá mức, bạn có thể bỏ đá ra và chườm khăn không cho tới khi hết lạnh. Thực hiện mỗi lần từ 10 – 15 phút và đều đặn 2 – 3 lần/1 ngày.
Lưu ý: Không nên chườm trực tiếp đá lên vùng má bị đau răng vì có thể gây phỏng lạnh.
Mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú bằng nha đam
Nha đam có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giảm đau răng. Trong nha đam có chứa chất aloin – chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, sưng tấy hiệu quả. Vì là nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất lành tính đối với sức khỏe của mẹ cho con bú.
Cách thực hiện
Loại bỏ sạch vỏ nha đam, chỉ lấy ruột rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó bôi lên vị trí đau răng. Để phát huy tối đa tác dụng, mẹ nên thực hiện phương pháp này đều đặn 3 lần/1 ngày và mỗi lần khoảng 20 phút.
Những mẹo được Nha Khoa Shark chia sẻ trên đây chỉ mang tính giảm đau tạm thời, không thể chữa trị đau răng triệt để. Do đó, mẹ nên đến nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp xử lý tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách trị đau răng cho phụ nữ sau sinh tại cơ sở y tế
Phụ nữ sau sinh bị đau răng kéo dài, cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và xem xét tình trạng. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thăm khám và có phương pháp xử lý hiệu quả
Trường hợp mòn men răng
Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng và tái khoáng để giúp bù men răng, hạn chế dấu hiệu ê buốt khó chịu.
Trường hợp sâu răng
Xem xét mức độ sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu do đâu. Tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các ổ sâu, tiếp tục hàn trám răng xử lý hoặc áp dụng các kỹ thuật như bọc răng sứ, cấy ghép implant.
Mọc răng khôn
Nếu đau nhức răng do mọc răng khôn, gây ảnh hưởng quá nhiều, bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau hoặc cân nhắc áp dụng kỹ thuật nhổ bỏ răng khôn để cải thiện.
Mỗi trường hợp đau nhức răng ở phụ nữ sau sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ và có phương pháp cải thiện phù hợp. Chị em có thể hoàn toàn an tâm.
Một số câu hỏi thường gặp
Trong quá trình cho con bú, những cơn đau răng gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của mẹ. Khi các mẹo không thể điều trị dứt điểm đau răng, mẹ muốn dùng thuốc hoặc khắc phục bằng các phương pháp nha khoa, nhưng không biết có được không?
Có nên nhổ răng trong thời gian mẹ đang cho con bú không?
Nếu đau răng do sâu răng nặng, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng. Nhưng vì đang trong giai đoạn cho con bú, sử dụng thuốc gây tê quá liều lượng khi nhổ răng có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.
Vì vậy, các bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra thật kỹ và sử dụng lượng thuốc gây tê phù hợp để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Do đó, việc nhổ răng sâu bị viêm nặng nên được thực hiện để không gây ảnh hưởng tới những chiếc răng kế bên.
Mẹ cho con bú có nên dùng thuốc chữa đau răng không?
Một số loại thuốc giảm đau răng các mẹ có thể sử dụng trong giai đoạn cho con bú như: Paracetamol, Diclo Propen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ. Điều này giúp mẹ uống đúng liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Những mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú được Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài viết rất an toàn, lành tính, nhưng không thể điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng. Do đó, hãy dành thời gian tới nha khoa thăm khám, nhất là đối với các mẹ đang cho con bú để tìm được chính xác nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp nhất.
Bình luận bài viết