- Mặc định
- Lớn hơn
Hiện nay, cấy ghép Implant là giải pháp nha khoa hiện đại giúp phục hồi chức năng của răng hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình tích hợp Implant là xương hàm cần có thời gian. Do đó, răng tạm trên Implant xuất hiện để đảm bảo chức năng của răng trên cung hàm. Mọi thông tin về loại răng này sẽ được chi tiết trong bài viết.
Răng tạm trên implant là gì? Có tác dụng gì?
Răng tạm hay hàm tạm trên Implant là những mão răng được gắn tạm thời lên trụ Implant trong khi chờ đợi Implant lành thương hoàn toàn và mão răng sứ vĩnh viễn được chế tác.
Hoặc bạn có thể hiểu rằng, răng tạm đóng vai trò như một giải pháp tạm thời để phục hồi chức năng thẩm mỹ và ăn nhai cho khách hàng trong giai đoạn chờ Implant tích hợp vào xương hàm.
Ngoài đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, răng tạm còn giúp định hình nướu xung quanh Implant. Đảm bảo nướu phát triển hài hòa và thẩm mỹ khi gắn mão sứ vĩnh viễn lên. Cùng với đó, răng tạm còn bảo vệ Implant ra khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, mảng bám thức ăn thừa.
Răng tạm trên implant có mấy loại phổ biến
Hiện nay, tại các nha khoa uy tín đang sử dụng 4 loại răng tạm trên Implant. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp mất răng cụ thể.
Răng tạm cánh dán
Răng tạm cánh dán là loại răng được gắn cố định vào hai răng khỏe mạnh bên cạnh vị trí mất răng bằng cách sử dụng keo nha khoa. Loại răng này thường được làm từ composite hoặc sứ, có màu sắc và hình dáng giống với răng thật, nên đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.
Phương pháp có chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên chỉ phù hợp với những trường hợp mất từ 1 – 2 chiếc răng. Khi bị mất răng lâu năm, răng tạm cánh dán là giải pháp phù hợp giúp bạn cấy ghép răng tức thì, nên bạn có thể tham khảo loại răng này.
Răng tạm tháo lắp
Răng tạm tháo lắp (răng giả tháo lắp) được chỉ định trong những trường hợp mất nhiều răng xen kẽ, cải thiện khuyết điểm của răng tạm cánh dán. Loại răng tạm này được chế tác theo khuôn hàm của từng khách hàng, bao gồm khung nhựa và các răng giả được gắn vào bằng khung hoặc chốt. Khách hàng có thể dễ dàng vệ sinh khi sử dụng răng tháo lắp.
Khi mới sử dụng loại răng giả này, bạn có thể gặp phải những cảm giác khó chịu. Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để vi khuẩn không tích tụ trong khoang miệng.
Răng tạm cố định trên Implant
Đây là phương pháp được sử dụng khi chất lượng xương hàm tốt, trụ Implant ổn định và thường được thực hiện với những vị trí răng cửa. Những chiếc răng tạm này được gắn cố định trực tiếp vào trụ Implant bằng vít hoặc keo nha khoa. Loại răng giả tạm thời này có tính thẩm mỹ cai và tự nhiên giống như răng thật. Tuy nhiên, chi phí khá cao và cần yêu cầu cấy ghép trụ Implant trước khi gắn răng tạm.
Cầu răng tạm cố định
Để thực hiện được phương pháp này, vùng mất răng không được quá nhiều, đồng thời, các răng kế bên cũng cần phải bọc mão sứ. Thông thường, thời gian thực hiện chỉ kéo dài một buổi trong vòng 30 – 45 phút.
Lựa chọn loại răng tạm nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí mất răng, số lượng răng mất, tình trạng sức khỏe, chi phí và mong muốn của khách hàng. Tại các nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn sau khi thăm khám, nhằm lựa chọn được loại răng phù hợp nhất.
Răng tạm trên implant thường được sử dụng trong những trường hợp nào
Chức năng chính của răng tạm đã được đề cập, chủ yếu là đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hiện nay, chúng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mất răng cửa: Khi mất răng cửa, việc làm răng tạm Implant giúp che lấp khoảng trống trong quá trình đợi trụ Implant tích hợp vào xương hàm. Nhằm mang lại thẩm mỹ cho nụ cười và đảm bảo sự tự tin khi giao tiếp.
- Mất nhiều răng hàm hoặc mất răng toàn hàm cùng lúc.
- Lắp răng tạm để cần thêm thời gian tái tạo mô nướu.
- Khách hàng yêu cầu tính thẩm mỹ cao, muốn có răng tự nhiên giống với răng thật.
Một số lưu ý trong cách chăm sóc răng tạm Implant
Mặc dù là răng tạm, nhưng vẫn cần được chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Do đó, bạn nên chú ý tới những thông tin sau đây:
Cách chăm sóc răng tạm cố định
Trước tiên, bạn cần vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm. Thực hiện nhẹ nhàng từ 2 – 3 lần mỗi ngày theo đúng kỹ thuật. Cùng với đó, giảm những động tác mạnh lên vùng cấy ghép Implant để tránh gây tổn thương cho răng và nướu.
Trong thời gian trụ Implant tích hợp vào xương hàm, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai để hạn chế việc cắn xé mạnh và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của răng.
Cách chăm sóc răng tạm tháo lắp
Trong quá trình sử dụng, bạn cần hạn chế đeo thường xuyên để giảm thiểu sự đè nén lên vùng răng chuẩn bị cấy ghép. Đừng quên vệ sinh răng tạm trên Implant thường xuyên, đúng cách, nhẹ nhàng để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Khi đeo răng giả, cần hạn chế ăn đồ cứng hoặc sử dụng lực nhai mạnh vì răng giả có thể bị vỡ. Nếu không sử dụng răng tạm, bạn cần ngâm răng trong nước sạch để vi khuẩn gây hại không tấn công và phát triển.
Răng tạm trên Implant là giải pháp hữu ích giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khách hàng trong suốt quá trình chờ đợi Implant tích hợp vào xương hàm. Bạn nên tham khảo bác sĩ tại những nha khoa uy tín để lựa chọn loại răng giả chất lượng và phù hợp nhất.
Bình luận bài viết