[Tìm hiểu] Tác hại của việc trám răng thưa mà bạn cần biết

Tác hại của việc trám răng thưa mà bạn cần biết

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trám răng là một thủ thuật nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng bị sâu, mẻ, thưa,… Tuy được sử dụng phổ biến trên thị trường, nhưng nó cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Vậy những tác hại của việc trám răng thưa sai cách là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức trám răng theo dõi ngay thông tin bài viết dưới đây.

tác hại của việc trám răng thưa

Trám răng thẩm mỹ có ảnh hưởng gì không?

Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa như composite để lấp đầy lỗ hổng trên răng, từ đó giúp răng trở về hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo ngại về sự ảnh hưởng của việc trám răng tới sức khỏe răng miệng. Vậy thực hư có như mọi người nghĩ không?

Trên thực tế, hàn trám răng hoàn toàn có khả năng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Điều này được chứng minh rằng, một số chất trong vật liệu trám có chứa thủy ngân – chất gây hại cho máu và hệ thần kinh. Do đó, nếu bạn là bà bầu hoặc trẻ nhỏ, bác sĩ thường không khuyến khích thực hiện trám răng để cải thiện lỗ hổng trên răng. 

Mặc dù vậy, nhưng khi thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Bởi vì tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám an toàn và mang tính thẩm mỹ hơn.

Trong vật liệu trám răng có chứa thủy ngân có thể gây ảnh hưởng tới máu và hệ thần kinh
Trong vật liệu trám răng có chứa thủy ngân có thể gây ảnh hưởng tới máu và hệ thần kinh

Tác hại của việc trám răng thưa

Trám răng được xem là kỹ thuật nha khoa đơn giản và có thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không cẩn thận vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Thông thường, những trường hợp gặp rủi ro khi hàn răng đều do làm tại những cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ chưa có kinh nghiệm. Một số tác hại của việc trám răng thưa sai cách thường gặp:

Ảnh hưởng xấu tới các răng xung quanh

Theo ghi nhận tại các nha khoa, nhiều trường hợp sau khi trám răng đã tạo điều kiện cho các răng kế bên bị hư tổn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu do các vết trám sần sùi, nứt ở vũng kẽ răng khiến vi khuẩn tích tụ gây sâu răng, viêm nhiễm răng bên cạnh.

Trám răng sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các răng xung quanh
Trám răng sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các răng xung quanh

Vết trám bị bong tróc

Tác hại của việc trám răng thưa sai cách tiếp theo là dễ bong tróc vết trám. Khi trám răng tại những cơ sở không uy tín, chất liệu vật liệu trám không được đảm bảo nên dễ bị bong tróc.

Lúc này, bạn sẽ mất thêm thời gian và chi phí để phục hình lại răng. Không những vậy, khi vật liệu trám bong tróc sẽ tạo kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng trở lại

Răng bị đau nhức, ê buốt dai dẳng

Sau khi trám răng, nhiều khách hàng gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức răng kéo dài. Lý do có thể do bác sĩ chưa làm sạch lỗ răng sâu, chỗ viêm tủy trước khi trám răng, khiến vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và làm bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, kỹ thuật trám răng không chuẩn xác cũng khiến miếng trám dày cộm hoặc không sát khít, làm mô răng bị tổn thương và gây đau nhức.

Trám răng sai cách gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, trước khi lựa chọn trám răng, bạn cần tìm hiểu kỹ cơ sở nha khoa để đảm bảo mang lại kết quả an toàn và hiệu quả.

Tác hại của việc trám răng thưa tại nhà

Mặc dù trám răng là kỹ thuật đơn giản nhưng vẫn cần thực hiện đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo an toàn và đạt kết quả thành công. Tuy nhiên, nhiều người muốn tiết kiệm chi phí trám răng nên đã thực hiện trám răng tại nhà, gây ra một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Một số tác hại của việc trám răng thưa tại nhà:

Keo trám răng tại nhà gây dị ứng, ngộ độc

Thông thường, khi tự trám răng tại nhà, mọi người sẽ tìm mua những sản phẩm trên mạng với nhiều nhãn hiệu và mức giá khác nhau. Tuy nhiên, nó không được đảm bảo hoàn toàn về chất lượng và nguồn gốc.

Do đó, khi sử dụng sẽ tăng nguy cơ cao bị kích ứng, viêm loét răng nướu và các mô mềm trong khoang miệng. Nguy hiểm hơn, nó có thể xảy ra ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Viêm tủy răng, hỏng răng sớm

Khi trám răng tại nhà, chắc chắn rằng vật dụng sẽ không được vô khuẩn, vô trùng đúng cách. Điều này sẽ khiến mô răng bị vi khuẩn xâm nhập, làm tăng khả năng nhiễm trùng, viêm nhiễm tủy răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài. Bởi vì vi khuẩn vẫn tiếp tục tấn công răng, phá hủy răng. Thậm chí, bạn sẽ gặp phải nguy cơ phải mất răng vĩnh viễn.

Như vậy, bạn không nên tự trám răng tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Hiện nay, phương pháp trám răng tại nha khoa có chi phí hợp lý và thời gian thực hiện nhanh chóng nên bạn không cần phải quan tâm quá nhiều.

Trám răng tại nhà có nguy cơ cao gây viêm nhiễm tủy, nhiễm trùng
Trám răng tại nhà có nguy cơ cao gây viêm nhiễm tủy, nhiễm trùng

Khi nào nên thực hiện trám răng?

Sau khi đã biết được tác hại của việc trám răng thưa sai cách, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp nên thực hiện phương pháp này. Bởi vì không phải lúc nào trám răng cũng cải thiện khuyết điểm trên răng hiệu quả.

  • Răng bị sâu hỏng

Đối với những trường hợp lỗ sâu mới xuất hiện, chưa lan rộng đến vùng tủy răng, hàn trám răng được coi là sự lựa chọn tối ưu. Phương pháp này giúp trám bít phần mô răng bị sâu, từ đó chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ được cải thiện.

  • Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ

Nếu chẳng may bạn gặp chấn thương va đập mạnh hoặc nhai đồ ăn cứng gây sứt mẻ răng không quá lớn, không ảnh hưởng tới tủy, thì trám răng có thể cải thiện hình dáng răng như ban đầu.

  • Răng thưa, hở kẽ

Tình trạng răng thưa hở kẽ vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng phát triển. Để khắc phục tình trạng này, trám răng là một sự lựa chọn nên tham khảo. Tuy nhiên, trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng thưa nhẹ, không quá lớn.

Đối với những trường hợp răng thưa lớn, bác sĩ thường khuyến khích phục hình răng bằng phương pháp bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer.

  • Răng bị mòn, khuyết cổ chân

Những trường hợp chân răng bị mài mòn cũng sẽ khiến răng bị ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh. Bên cạnh đó, trường hợp này còn khiến nụ cười kém duyên, làm bạn không tự tin trong giao tiếp hàng ngày. 

Kỹ thuật hàn trám răng sẽ giúp che lấp những vùng chân răng bị mài mòn, giúp hạn chế những hư tổn nặng hơn.

Trường hợp răng bị mài mòn cổ chân cần thực hiện trám răng để khắc phục
Trường hợp răng bị mài mòn cổ chân cần thực hiện trám răng để khắc phục
  • Thay miếng trám cũ

Sau một thời gian sử dụng, vật liệu trám sẽ có dấu hiệu bị bong tróc và xỉn màu. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc kỹ càng sẽ khiến tình trạng sâu răng tái phát. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thay miếng trám mới để cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên thực hiện trám răng trong những trường hợp này. Để biết chính xác tình trạng răng miệng của bạn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, họ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp nhất.

Trám răng nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Trám răng một lần sẽ giúp cải thiện khuyết điểm trên răng hiệu quả, vậy trám răng nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Theo bác sĩ nha khoa, bạn không nên trám răng nhiều lần để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Kỹ thuật trám răng được thực hiện nhiều lần sẽ gây ra các tổn thương không đáng có cho vùng tủy răng. 

Vì vậy, mặc dù trám răng đem lại nhiều hiệu quả về tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều. 

Qua bài viết này, có thể thấy tác hại của việc trám răng thưa sai cách ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Do đó, bạn không được chủ quan, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để trám răng. Điều này giúp khuyết điểm trên răng cải thiện hiệu quả và cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher