- Mặc định
- Lớn hơn
Trám răng bị nhức là biến chứng thường gặp phải ở nhiều người, xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thông tin sau đây của chuyên mục trám răng sẽ chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này, cùng theo dõi ngay nhé!
Các trường hợp nhức răng sau khi trám
Tình trạng sau khi trám răng bị đau nhức sẽ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, khiến quá trình ăn uống và nghỉ ngơi của bạn gặp nhiều khó khăn, kéo theo sự sụt giảm của chất lượng công việc.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại nha khoa Shark khẳng định rằng: Không phải các cơn đau nhức nào sau khi trám răng cũng là tình trạng bất thường.
Bị nhức sau khi trám răng xong
Đau răng sau khi trám răng là một trong những biểu hiện thông thường. Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, việc bạn cảm nhận được cơn đau là vấn đề không thể tránh khỏi.
Tình trạng này sẽ nhanh chóng giảm sau khoảng từ 1- 2 ngày, do đó bạn không cần quá lo lắng.
Đau răng sau khi trám lâu ngày
Sau khoảng 1-2 ngày, nếu tình trạng trám răng bị đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn còn đau thì bạn cần đến với bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và xử lý.
Vì tình huống này có thể là dấu hiệu của vấn đề kích ứng, hoặc vật liệu trám răng bị mòn vô tình tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công vào tủy răng.
Nguyên nhân trám răng bị nhức
Tình trạng bị đau nhức sau khi trám răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có 3 nguyên nhân mang tính chất quyết định nhất: Tay nghề bác sĩ thực hiện, chất liệu trám răng không đảm bảo, và cách thức chăm sóc răng miệng không chuẩn.
Do tay nghề bác sĩ thực hiện
Bác sĩ có tay nghề thực hiện không chuẩn xác là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng trám răng bị nhức.
Thao tác thực hiện sai kỹ thuật của bác sĩ có thể khiến cho chất liệu miếng trám răng bị vỡ nứt, hoặc đặt miếng trám ở vị trí sai lệch, không đem lại hiệu quả điều trị sâu răng triệt để, khiến mô răng tiếp tục tiếp xúc với môi trường axit trong khoang miệng, gây ra cảm giác trám răng xong bị ê buốt, đau nhức khó chịu.
Trong một số trường hợp khác, bác sĩ chưa xử lý triệt để tủy răng bị viêm nhiễm hoặc vệ sinh buồng chứa tủy không sạch sẽ khiến bệnh lý răng miệng tiếp tục kéo dài, gây cảm giác sưng đau dai dẳng.
Do chất liệu trám răng không đảm bảo
Chất liệu trám răng được sử dụng có tác động rất lớn đến hiệu quả phục hình và sự an toàn của người sử dụng.
Chất liệu trám răng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể khiến cho khoang miệng người dùng bị kích ứng, gây nên tình trạng sưng đau, hoặc nghiêm trọng hơn có thể nhiễm trùng.
Do cách thức chăm sóc răng miệng
Tình trạng trám răng bị đau nhức có thể bắt nguồn từ chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường ngày, khi răng miệng không được chăm sóc tốt rất dễ bị đau.
Ngoài ra, nếu bạn có thói quen thường xuyên nhai nước đá hoặc các thức ăn có dạng dai, cứng,… sẽ vô tình làm tăng nguy cơ bong tróc chất liệu trám răng.
Răng trám lâu ngày bị nhức phải làm sao?
Để khắc phục những cơn đau nhức sau khi trám răng, bạn cần thực hiện theo các lời khuyên được bác sĩ lưu ý, cụ thể như sau:
- Sau khi vừa hoàn tất trám răng, bạn cần chườm lạnh vào vùng má có răng vừa điều trị, cách thức này sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác đau nhức. Bạn có thể sử dụng túi nóng với cách thức tương tự trong vài ngày sau đó.
- Ưu tiên sử dụng các thức ăn mềm, dạng loãng, dễ nhai,… trong khoảng thời gian vết trám răng chưa hoàn toàn ổn định. Việc sử dụng lực ăn nhai quá nhiều có thể khiến cho vết trám bị bong tróc, làm ảnh hưởng đến kết quả phục hình.
- Với tình trạng trám răng bị đau nhức lâu ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến ngay với các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa nhức răng sau khi trám
Để giúp khách hàng phòng ngừa hiệu quả tình trạng trám răng bị đau nhức, các bác sĩ tại nha khoa Shark đã đặc biệt lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lưu ý sử dụng lực chải răng nhẹ nhàng khi vệ sinh răng miệng, tránh tác động quá mạnh đến vị trí vừa trám răng, tránh tình trạng làm bong tróc miếng trám.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, đồng thời sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn có chứa quá nhiều axit, các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Hy vọng với các chia sẻ chi tiết vừa rồi chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng trám răng bị nhức đang gặp phải. Để được hỗ trợ chu đáo và tận tình về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với Shark Dental Clinic qua Hotline: 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được thông tin sớm nhất.
Bình luận bài viết