- Mặc định
- Lớn hơn
Phục hình răng giả tháo lắp bán phần đang là sự lựa chọn của nhiều người khi mất 1 hoặc nhiều răng. Nếu bạn đang tìm hiểu về phương pháp này để phục hình những chiếc răng đã mất, tham khảo ngay bài viết này. Những thông tin Nha Khoa Shark chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Răng giả tháo lắp bán phần là gì?
Răng giả tháo lắp bán phần hay còn được gọi với các tên hàm giả tháo lắp bán phần. Đây là một trong những loại răng giả tháo lắp tốt nhất. Công dụng chính của chúng giúp phục hình răng đã mất, có thể là 1 cái hoặc nhiều cái.
Hàm giả tháo lắp bán phần có cấu tạo gồm những bộ phận sau:
- Phần khung hàm: Được chế tác từ kim loại hoặc nhựa.
- Phần răng giả: Chủ yếu được làm từ nhựa, có một số sử dụng sứ hoặc composite. Những chiếc răng giả tháo lắp bán phần được chế tác với màu sắc tự nhiên nên đảm bảo tính thẩm mỹ giống răng thật.
Để có điểm tựa và không bị lung lay hoặc tuột ra trong quá trình ăn nhai, cười nói, phần hàm giả sẽ được trang bị thêm những khoảng trống với mục đích móc vào chiếc răng khác trên cung hàm. Từ đó, giúp cố định răng giả trên cung hàm giúp bạn thoải mái hơn với những hoạt động hàng ngày.
Những chất liệu làm nên hàm giả tháo lắp bán phần
Các chất liệu làm nên răng giả tháo lắp bán phần gồm: nhựa cứng, nhựa dẻo, kim loại, attachment. Mỗi loại chất liệu sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể so sánh từng loại qua những thông tin dưới đây:
Khung hàm bằng nhựa cứng
Đối với khung hàm bằng nhựa cứng thì phần răng giả có thể lựa chọn răng nhựa, răng composite và răng sứ. Khi phục hình, bác sĩ sẽ đặt hàm tựa vào vùng niêm mạc để đảm bảo chức năng ăn nhai trên cung hàm.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh răng miệng.
Nhược điểm:
- Bởi vì cấu tạo bằng nhựa cứng nên hàm răng giả khá dày, thô và nhìn không thật.
- Dễ gây vướng víu trong khoang miệng.
- Dễ bị nứt và vỡ khi va chạm mạnh.
Khung hàm nhựa dẻo
Loại khung hàm này có cấu tạo giống với khung hàm nhựa cứng. Tuy nhiên, nó nhẹ và bền hơn nên giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn trong ăn nhai và giao tiếp hàng ngày.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ được đánh giá cao hơn khung hàm bằng nhựa cứng.
- Mang nhiều đặc tính tự nhiên của răng thật.
- Dẻo nhẹ và dễ sử dụng.
- Không gây bất tiện trong các hoạt động hàng ngày.
- Độ bền cao hơn khung bằng nhựa cứng.
Nhược điểm:
- Dễ bị dãn sau một thời gian sử dụng nên thường gây ra tình trạng trượt hàm trên nướu và làm vùng nướu bị tổn thương.
- Mức độ cảm biến thức ăn không cao.
- Cần vệ sinh thường xuyên nếu không sẽ gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.
Hàm khung kim loại
Thông thường, hàm khung tháo lắp kim kim loại thường được làm từ Ni – Cr hoặc Titan nên rất chắc chắn, đảm bảo ăn nhai thoải mái.
Ưu điểm:
- Đảm bảo chức năng ăn nhai ổn định.
- Giúp người dùng cảm thấy thoải mái.
- Có độ bền chắc cao hơn so với hàm nền nhựa.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với những trường hợp bị dị ứng với kim loại.
- Dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng nếu không chăm sóc đúng cách.
- Khách hàng cần một khoảng thời gian để thích nghi với sự hiện diện của hàm giả trên cung hàm.
- Khi sử dụng khung kim loại có thể làm cho răng thật bị co kéo và suy giảm chức năng ăn nhai.
Khung hàm liên kết Attachment
Dạng khung hàm này gồm 2 mặt: một mặt gắn răng giả, mặt còn lại cố định vào cung hàm. So với các loại răng giả tháo lắp bán phần khác, loại hàm này có quy trình phức tạp hơn nên cần có sự phối hợp lâm sàng tốt.
Ưu điểm:
- Khả năng ăn nhai tốt và chắc chắn trên cung hàm.
- Tính thẩm mỹ được đánh giá tương đối
- Có độ ổn định cao trong môi trường khoang miệng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với những loại chất liệu khác.
- Cảm thấy khó chịu trong quá trình sử dụng.
Có thể thấy, mỗi loại hàm giả tháo lắp bán phần sẽ sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Dựa vào những thông tin trong bài viết, hãy lựa chọn loại vật liệu phù hợp với nhu cầu của mình nhé.
>>> Tham khảo: Hàm khung liên kết là gì?
Ưu và nhược điểm của răng giả tháo lắp bán phần
Sau khi tìm hiểu về các loại chất liệu hàm, để có cái nhìn tổng quan hơn về răng giả tháo lắp bán phần, cùng đến với những ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp này.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết có nên sử dụng hàm giả tháo lắp bán phần không thì cùng tham khảo qua những ưu điểm sau:
- Dễ sử dụng và không gây xâm lấn
Hàm răng giả được gắn trên cung hàm với các điểm tựa là những chiếc răng còn lại trên cung hàm. Đặc biệt, phương pháp này không gây xâm lấn tới nướu, xương hàm và không cần phải mài răng như bọc răng sứ. Nên phù hợp với những người lớn tuổi.
- Vật liệu đa dạng và an toàn
Những vật liệu được sử dụng để làm khung hàm như kim loại, nhựa,… đã được kiểm định chặt chẽ về độ an toàn và lành tính. Vì vậy, nếu bạn có cơ địa nhạy cảm thì hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để phục hình những chiếc răng đã mất.
- Tính thẩm mỹ tương đối tốt
Răng giả tháo lắp bán phần được làm từ những chất lượng có màu sắc tương đồng với răng thật nên mang lại tính thẩm mỹ khá cao. Ngoài ra, khi phục hình răng bằng phương pháp này sẽ giúp cải thiện phát âm, giúp giọng nói dễ nghe hơn.
- Dễ dàng vệ sinh răng miệng
Hàm giả tháo lắp bán phần nên có thể dễ dàng tháo lắp, từ đó việc vệ sinh răng miệng trở nên thuận tiện hơn. Vì vậy, các bệnh lý về răng miệng được ngăn chặn hiệu quả.
- Chi phí hợp lý
Sử dụng răng giả tháo lắp bán phần có chi phí phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Trong các loại chất liệu, khung hàm làm bằng nhựa có chi phí thấp nhất.
Một số nhược điểm còn tồn tại ở hàm giả tháo lắp bán phần:
- Hiệu quả kém
Khi sử dụng răng giả tháo lắp, độ cảm biến thức ăn không được đảm bảo. Đặc biệt, tính ổn định của chúng không cao nên dễ bị bung tuột trong quá trình ăn nhai.
- Tuổi thọ thấp
Thông thường, thời gian sử dụng hàm giả tháo lắp bán phần dao động khoảng 3 – 5 năm. Ngoài ra, nếu bạn không biết cách chăm sóc răng giả cũng như thường xuyên ăn nhai đồ cứng thì tuổi thọ có thể rút ngắn lại.
- Tính ổn định thấp
Đối với răng sứ tháo lắp, khi sử dụng có thể ma sát với niêm mạc miệng, từ đó gây ra tình trạng cộm, vướng víu và khó chịu.
- Không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm
Khi bị mất răng, phần xương hàm phía dưới không nhận được lực kích thích trong quá trình ăn nhai nên sẽ bị tiêu hủy theo thời gian. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ khôi phục phần răng chứ không thể thay thế được chân răng nên không đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.
Như vậy, sử dụng hàm giả tháo lắp bán phần giúp cải thiện những chiếc răng đã mất mang tính tương đối. Ngoài ra, nếu bạn muốn khắc phục tình trạng tiêu xương hàm cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai tốt thì có thể tham khảo các phương pháp: Răng tạm trên implant, cấy ghép răng Implant, cầu răng sứ.
Ai nên dùng hàm giả tháo lắp bán phần
Phương pháp phục hình răng bằng hàm giả tháo lắp rất kén người dùng. Chủ yếu dùng để cải thiện những chiếc răng đã mất dành cho người cao tuổi. Một số trường nên có thể sử dụng phương pháp này:
- Bị mất một hoặc vài chiếc răng trên cung hàm.
- Mất một lúc nhiều chiếc răng liền kề nhau.
- Những chiếc răng bị mất không liền kề nhau.
Trước khi có nhu cầu phục hình răng bằng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nha khoa để mang lại hiệu quả phục hình răng như mong muốn.
Chi phí của răng giả tháo lắp bán phần hiện nay
Hiện nay, phục hình răng bằng hàm giả tháo lắp bán phần có giá thành thấp hơn so với các phương pháp trồng răng khác. Theo khảo sát, mức giá của hàm giả khung nhựa cứng có giá từ 2.000.000 VNĐ, hàm nhựa dẻo từ 3.500.000 VNĐ, còn đối với hàm liên kết có mức giá đắt hơn, giao động từ 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ.
Trên đây chỉ là mức giá tham khảo, tại các nha khoa sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Do đó, để biết được chính xác mức giá , hãy liên hệ tới các nha khoa uy tín và nhờ sự tự vấn, hỗ trợ từ họ.
Cách chăm sóc hàm giả tháo lắp bán phần
Trong thời gian đầu đeo răng giả tháo lắp bán phần, khách hàng sẽ cảm thấy cồng kềnh, khó chịu trong khoang miệng. Do đó cần thời gian để hệ thống mô mềm trong khoang miệng quen với hàm giả. Đặc biệt, giai đoạn này cũng cần chú ý tới cách chăm sóc để bảo vệ hàm răng hiệu quả.
- Sau khi mới đeo hàm, nên ăn những thức ăn mềm và nhai một cách chậm rãi, nhẹ nhàng. Tránh dùng thực phẩm cứng ít nhất trong vòng 8 ngày đầu tiên.
- Sau mỗi bữa ăn, nên vệ sinh lại hàm giả để vi khuẩn không thể phát triển gây bệnh. Hãy dùng nước rửa chuyên dụng để vệ sinh răng giả, tránh dùng kem đánh răng vì có thể gây mài mòn hàm.
- Nên tập phát âm sau khi đeo hàm giả để giọng nói không bị ảnh hưởng.
- Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên vệ sinh răng giả tháo lắp sau đó ngâm vào ly nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ hết vi khuẩn trong hàm giả.
Chú ý: Sau khoảng 3 – 5 năm đeo hàm giả tháo lắp bán phần, bạn nên thay hàm mới. Ngoài ra, khi hàm giả không còn được chắc chắn thì bạn cũng có thể thay hàm mới để đảm bảo hiệu quả ăn nhai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về răng giả tháo lắp bán phần mà Nha Khoa Shark muốn chia sẻ tới các bạn độc giả. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ tới những cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để được tư vấn. Ngoài hàm giả tháo lắp, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp trồng răng Implant để khôi phục những chiếc răng đã mất như mong muốn nhé.
Bình luận bài viết