- Mặc định
- Lớn hơn
Trong quá trình niềng răng, đối với những trường hợp đeo mắc cài thường, bác sĩ thường chỉ định đeo chun liên hàm. Vậy đeo thun trong chỉnh nha có tác dụng gì? Và nó có thật sự hiệu quả không?
Mời bạn hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu ngay thông tin bài viết dưới đây.
Chun liên hàm là gì?
Chun liên hàm hay còn được gọi là thun liên hàm, đây là những chiếc vòng cao su và có độ đàn hồi cao, được dùng để gắn từ hàm trên đến hàm dưới để tạo lực kéo vừa phải cho răng khi niềng. Đây là khí cụ niềng răng được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài thường, giúp răng về đúng vị trí như bạn mong muốn.
Tại sao cần đeo thun liên hàm?
Đeo chun khi chỉnh nha sẽ giúp răng hô, móm, mọc sai hướng về đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài ra, thun liên hàm còn giúp điều chỉnh khớp cắn sao cho cân đối giữa hàm trên và hàm dưới để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Khí cụ được móc vào mắc cài ở hàm trên và hàm dưới để giúp căn chỉnh lại khớp. Lúc này, 2 đầu dây chun sẽ tạo ra một áp lực lớn giúp kéo răng về đúng vị trí.
Dùng chun trong chỉnh nha giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng. Tuy nhiên, không quá lạm dụng, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để giúp hàm răng đều đẹp hơn.
Các loại chun liên hàm có trong phương pháp chỉnh nha
Đối với phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc, để rút ngắn thời gian niềng, bạn có thể sử dụng một trong 3 loại mắc cài sau:
- Chun chỉnh nha loại 1
Thun loại 1 được sử dụng trong trường hợp kẽ hở giữa các răng rộng, mục đích của thun là đóng khoảng cách đó lại. Để thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một đầu chun móc ở mắc cài hàm trên và kéo đầu còn lại xuống mắc cài hàm dưới để cố định.
Với một lực kéo vừa đủ sẽ giúp hàm răng thẳng hàng và khít lại với nhau.
- Chun chỉnh nha loại 2
Loại 2 sẽ được sử dụng với mục đích củng cố neo khi nhổ răng trong quá trình niềng. Một đầu chun sẽ móc ở hàm răng thứ nhất, sau đó kéo đầu còn lại đến răng nanh hàm trên. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng điều chỉnh độ lệch lạc của răng, giúp răng đều hơn.
Một số trường hợp có thể sử dụng chun chỉnh loại 2: Di chuyển răng khôn ở hàm trên, cần nhổ răng cối lớn ở hàm dưới, cần nhổ răng cửa hàm dưới và lấp đầy khoảng trống cho hàm trên.
- Chun chỉnh nha loại 3
Đây là loại thun được sử dụng để điều chỉnh khe hở hàm dưới, giúp răng về đúng vị trí, từ đó hàm răng của bạn trở nên đều đẹp hơn.
Mỗi loại chun sẽ có một đặc điểm và cách sử dụng khác nhau. Do đó, để biết được bạn phù hợp với loại thun nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha.
Không nên tự ý mua thun ở những nơi không uy tín để đeo ở nhà, vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình niềng răng.
Hướng dẫn đeo thun liên hàm tại nhà
Muốn đeo thun chỉnh nha hiệu quả, bạn phải đeo tối thiểu 12 tiếng mỗi ngày trong quá trình niềng răng. Bên cạnh đó, sau khoảng 2 – 3 ngày bạn nên thay thun để đảm bảo vệ sinh, độ đàn hồi và lực kéo giúp răng về đúng vị trí.
Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa trước khi thực hiện đeo thun tại nhà để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian đeo mắc cài. Những ngày đầu khi chưa quen khí cụ, bạn có thể đứng trước gương và thực hiện theo các bước sau:
- Quan sát cách đeo dây chun của bác sĩ từ vị trí móc mắc cài tới hướng dây thun chỉnh nha cần hướng tới.
- Tiếp theo, dùng tay để tháo dây chun cũ và đeo dây chun mới vào ngay vị trí đó.
Cách đeo dây thun chỉnh nha cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát kỹ và có độ khéo léo vừa phải là có thể thực hiện an toàn tại nhà.
Đeo thun liên hàm có đau không?
Mục đích chính của đeo chun liên hàm là tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí. Do đó, trong những ngày đầu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì bạn không nên tháo ra, bạn cần cố gắng làm quen với cảm giác đó.
Sau khoảng một thời gian ngắn, khi răng di chuyển từ từ thì cảm giác đau nhức cũng sẽ biến mất. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng quá nhiều nhé.
Gia đoạn đeo chun liên hàm trong niềng răng khi nào? Đeo thun liên hàm trong bao lâu?
Thông thường, khoảng thời gian lý tưởng để đeo chun niềng răng là 20 tiếng mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ phải đeo thun cả ngày ngoài trừ thời gian ăn uống.
Sau một thời gian đeo, khi thấy răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định bạn không cần phải đeo nữa. Khoảng thời gian đeo thun chỉnh nha sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người, thường trong khoảng 1 tháng tới 1 năm.
Đối với những trường hợp tình trạng răng mọc không đúng vị trí ở mức độ nặng thì bác sĩ sẽ chỉ đụng đeo thun ngay từ lúc bắt đầu niềng. Có những trường hợp đeo thun sau 4 – 5 tháng niềng răng.
Do đó, để xác định giai đoạn nào cần đeo thun, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa thực hiện ca niềng răng cho bạn.
Một vài lưu ý khi đeo chun niềng răng
Để răng dịch chuyển về đúng vị trí, trong giai đoạn theo chun liên hàm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đeo thun tối thiểu 12 tiếng mỗi ngày và thay thun sau sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Đem thun dự phòng bên mình mọi lúc mọi nơi.
- Khi đánh răng, vệ sinh răng miệng và trong quá trình ăn uống nên tháo thun chỉnh nha.
- Thun cần được bảo quản đúng cách và đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành đeo chun.
- Thực hiện đeo thun theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên một lúc đeo quá nhiều chun. Bởi vì nó sẽ tạo áp lực lớn lên răng làm răng đứng không vững và lung lay.
- Cần đeo thun đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, không nên kéo thun quá căng hoặc há miệng quá to sẽ làm mất tính đàn hồi.
Bên cạnh đó, bạn không được quên tới khám bác sĩ định kỳ để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và có những đánh giá về quá trình đeo chun ở nhà của bạn. Nếu phát hiện bạn đang thực hiện sai thì có thể điều chỉnh kịp thời.
Chun liên hàm là một khí cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình niềng răng mắc cài thường, giúp răng và khớp cắn được điều chỉnh đều và đẹp. Tuy nhiên, để sử dụng chun liên hàm hiệu quả và an toàn, bạn cần phải tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ, đeo và thay chun liên hàm đúng cách, cũng như chú ý đến vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Bình luận bài viết