Khi nào nâng khớp cắn trong niềng răng thì hiệu quả?

Khi nào nâng khớp cắn trong niềng răng thì hiệu quả?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại, giúp khắc phục những khuyết điểm về hình dạng, màu sắc và chức năng của răng. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng, có những trường hợp cần phải thực hiện thêm một kỹ thuật hỗ trợ khác, đó là nâng khớp cắn. Vậy nâng khớp cắn trong niềng răng thực hiện như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

nâng khớp cắn trong niềng răng

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?

Nâng khớp cắn trong niềng răng là phương pháp bác sĩ sử dụng các khí cụ để di chuyển răng về đúng vị trí. Phương pháp này thường được sử dụng khi khớp cắn hở, sâu hoặc chéo nhau. Không phải trường hợp nào bác sĩ cũng tiến hành nâng khớp cắn khi niềng răng. Nếu bạn sử dụng kỹ thuật niềng răng mắc cài thì trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ kết hợp nâng khớp cắn với gắn mắc cài lên răng.

Nâng khớp cắn là một kỹ thuật trong niềng răng giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí
Nâng khớp cắn là một kỹ thuật trong niềng răng giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí

Nâng khớp khi niềng răng trong những trường hợp nào?

Những trường khớp cắn hở, khớp cắn sâu hoặc chéo thì cần nâng khớp cắn khi niềng răng. Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác, bạn cần thăm khám bác sĩ để có lộ trình điều trị phù hợp.

  • Khớp cắn sâu

Đây là trường hợp khi 2 hàm răng cắn lại vào nhau thì một hàm lọt thỏm vào bên trong, hoặc là rìa hàm dưới chạm vào nướu của hàm trên. Tình trạng này làm ảnh hưởng tới chức năng thẩm mỹ và gây khó khăn trong ăn uống.

Trong trường hợp bạn thực hiện phương pháp chỉnh nha niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn để làm giảm tình trạng cọ sát giữa hai hàm răng. Từ đó, quá trình điều trị hiệu quả hơn.

  • Khớp cắn chéo

Thường những người có vị trí răng lộn xộn, xô lệch vào nhau sẽ bị khớp cắn chéo, nó làm cho đoạn thẳng từ trán – mũi – cằm trở nên khớp khủy ở đoạn răng cửa. Trong trường hợp này, chỉ niềng răng thông thường cũng khó đưa răng về đúng vị trí.

Do đó, nếu muốn quá trình niềng răng đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định nâng khớp cắn cho bạn. Sau một thời gian niềng, răng sẽ về đúng vị trí như bạn mong đợi.

Những trường hợp khớp cắn chéo cũng được chỉ định nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng
Những trường hợp khớp cắn chéo cũng được chỉ định nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng
  • Đối tượng hay nghiến răng khi ngủ

Với trường hợp này, ngoài một số giải pháp như giảm lực nhai giữa hai hàm, tiêm botox giãn cơ thì nâng khớp cắn cũng là một biện pháp tối ưu. Nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng giúp răng giảm áp lực, từ đó hỗ trợ quá trình chỉnh nha tốt hơn.

Cả 3 trường hợp này đều được khuyến khích nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng. Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang để xác định trường hợp cụ thể trước khi đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Cách nâng khớp cắn trong niềng răng

Hiện nay, tại các nha khoa phổ biến 2 phương pháp nâng khớp cắn. Sau khi đã thăm khám và chụp X-quang cho răng, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nâng khớp cắn bằng 1 trong 2 cách sau:

Sử dụng máng chuyên dụng (nâng khớp phía sau)

Phương pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp có khớp cắn chéo. Máng chuyên dụng sẽ chặn ở ngay giữa hàm, khiến cho 2 hàm răng không thể chạm vào nhau.

Bên cạnh đó, những chiếc răng cửa ở phía trên cũng sẽ khó khép lại như trước, giúp mắc cài khi niềng được bảo tồn chắc chắn.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ phủ lên hàm răng của bạn một dung dịch chuyên dụng trong nha khoa, bạn có nhiệm vụ cắn hai hàm răng lại trong một vài giây để tạo hình khớp cắn.

Sau khi đã định hình được, bác sĩ sẽ chiếu một tia laser để giúp dung dịch đông cứng và tạo thành một tấm đệm ở giữa để ngăn cách 2 hàm.

Sử dụng mạng chuyên dụng để nâng khớp trong niềng răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí
Sử dụng mạng chuyên dụng để nâng khớp trong niềng răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí

Sử dụng cục nâng khớp cắn (nâng khớp phía trước)

Cục nâng khớp cắn sẽ được sử dụng với những trường hợp khớp cắn sâu. Khí cụ với thiết kế đa dạng và được làm từ nhựa, cao su, kim loại,…. Bác sĩ sử dụng nó để gắn vào bên trong phía răng cửa để hạn chế tình trạng răng rơi ra khi ăn uống hoặc khép miệng.

Nếu khớp cắn của bạn sâu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chuyển vị trí cục khớp cắn sang khu vực răng nanh để chúng giảm bớt tác động lực va chạm mạnh.

Trong trường hợp bạn sử dụng mắc cài trong suốt, bác sĩ sẽ tích hợp cục nâng khớp vào khay niềng, đảm bảo không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trong quá trình niềng.

Cục nâng khớp cắn được sử dụng cho những trường khớp cắn sai vị trí ở mức độ nặng
Cục nâng khớp cắn được sử dụng cho những trường khớp cắn sai vị trí ở mức độ nặng

Nâng khớp cắn trong bao lâu thì hiệu quả?

Trên thực tế, quá trình nâng khớp cắn trong niềng răng thường diễn ra từ 3 – 12 tháng. Cụ thể, trong thời gian niềng răng, nếu nhận thấy khớp cắn đã về đúng vị trí, bác sĩ sẽ bỏ những dụng cụ nâng ra.

Có thể thấy, quá trình niềng răng xảy ra cùng lúc với kỹ thuật nâng hàm. Do đó, thời gian nâng hàm sẽ không làm ảnh hưởng tới thời gian chỉnh nha. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian chỉnh nha cũng như nâng hàm thì cần sự góp ý của bác sĩ, họ thăm khám thấy răng bạn đã ổn định về đúng vị trí thì yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện.

Thời gian đeo khớp cắn thường kéo dài khoảng 3 - 12 tháng tùy vào mức độ sai lệch khớp hàm
Thời gian đeo khớp cắn thường kéo dài khoảng 3 – 12 tháng tùy vào mức độ sai lệch khớp hàm

Nâng khớp cắn khi niềng răng có đau không?

Bất kỳ một vật dụng nào đưa vào cơ thể cũng sẽ cảm thấy khó chịu, và đối với khí cụ để nâng khớp cắn cũng vậy. Trong thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy ê buốt, bị cộm, không thoải mái. Tuy nhiên, nó nằm trong khả năng chịu của bạn nên cũng đừng quá lo lắng.

Để giảm ê buốt khi niềng răng trong thời gian này, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa,…Tình trạng này chỉ xảy ra trong vài ngày đầu. Sau đó, khi bạn đã quen với khí cụ này trong miệng thì những cơn đau và ê buốt sẽ giảm buốt.

Lúc này, việc vệ sinh răng miệng và ăn uống của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn. 

Trong khoảng tuần đầu sau khi năng khớp hàm sẽ cảm thấy hơi đau nhức và ê buốt
Trong khoảng tuần đầu sau khi năng khớp hàm sẽ cảm thấy hơi đau nhức và ê buốt

Một số lưu ý khi nâng khớp cắn trong niềng răng

Nếu bạn muốn quá trình niềng răng kết hợp với nâng khớp hàm diễn ra nhanh chóng và ít gây tổn thương nhất thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám còn sót lại sau bữa ăn. Điều này giúp giảm các bệnh lý về răng miệng một cách hiệu quả.
  • Bởi vì trong thời gian này, răng đang dịch chuyển về đúng vị trí nên sẽ không chắc khỏe như lúc bình thường. Vì thế, bạn nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,….và cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giúp răng chắc khỏe.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn cứng, dai,…. hoặc uống rượu bia, cà phê,…vì chúng dễ gây tổn hại tới răng.
  • Thường xuyên kiểm soát tình trạng của các khí cụ trong khoang miệng. Nếu phát hiện được tình trạng lỏng lẻo, rơi rớt thì các bác sĩ cũng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời.
  • Nếu sau quá trình nâng khớp cắn trong niềng răng được một thời gian, mà bạn vẫn cảm thấy đau nhức và ê buốt thì nên tới khám bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau và tháo khí cụ ra khỏi khớp cắn khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cần lên lịch tới bác sĩ nha khoa tái khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt nhất. Đặc biệt, cần lưu ý lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và an toàn để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Qua bài viết này, có thể thấy quá trình nâng khớp cắn trong niềng răng rất hữu ích. Tuy nhiên chỉ thực hiện ở nha khoa uy tín mới đảm bảo chất lượng và an toàn. Hãy để Nha Khoa Shark đồng hành cùng bạn thực hiện phương pháp chỉnh nha này, giúp bạn mang lại nụ cười tự tin nhất.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X