Răng bị đen ở mặt trong do đâu, cách xử lý nhanh chóng

Răng bị đen ở mặt trong do đâu, cách xử lý nhanh chóng

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng bị đen ở mặt trong không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cấu trúc răng miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và biện pháp khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc nội dung bài viết sau đây.

răng bị đen ở mặt trong

Vì sao răng bị đen ở mặt trong?

Nhiều người lo lắng về tình trạng răng bị đen ở mặt trong. Mặc dù không quá phổ biến nhưng đây là vấn đề răng miệng tương đối nguy hiểm, cần sớm tìm ra biện pháp khắc phục. Dưới đây là các nguyên nhân gây đen mặt trong răng mà bạn có thể tham khảo:

Mặt trong răng khó vệ sinh sạch sẽ

Kể cả khi bạn duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngày 2 – 3 lần thì mặt trong răng thường là nơi dễ bỏ qua nhất. Đây là vị trí khó tiếp cận, thường dễ mắc kẹt thức ăn, tích tụ vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, làm hình thành nên các mảng cao răng và dẫn tới đen răng.

Đốm sâu răng lan vào mặt trong

Tình trạng sâu răng kéo dài mà không được cải thiện thì các đốm sâu răng sẽ có nguy cơ lan sang vị trí khác và di chuyển vào mặt trong răng tạo thành các vệt thâm đen kém thẩm mỹ. Về lâu dài, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tủy răng ban đầu.

Tình trạng sâu răng nặng nề khiến đốm đen lan rộng vào mặt trong của răng
Tình trạng sâu răng nặng nề khiến đốm đen lan rộng vào mặt trong của răng

Thói quen hút thuốc lá 

Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên không chỉ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, ung thư phổi, ho lao,…. mà hoạt chất trong thuốc lá còn dễ bám dính vào bề mặt răng gây vàng răng, đốm đen “xấu xí”. 

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, kháng sinh Tetracyclin khi tiếp xúc với canxi trong cấu trúc răng sẽ khiến răng dễ thâm đen, vàng răng. Bởi vậy, nếu bạn uống kháng sinh dài ngày, liều cao thì hàm răng sẽ có nguy cơ nhiễm màu.

Cao răng tích tụ nhiều ở mặt trong

Nguyên nhân phổ biến gây đen mặt trong răng mà nhiều người gặp phải là tích tụ nhiều cao răng. Các mảng bám cao răng lâu dầu chuyển thành màu nâu hoặc sẫm màu kém thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc răng thật ban đầu. Không chỉ vậy, tích tụ nhiều cao răng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy răng, sâu răng nguy hiểm.

Bọc sứ kim loại gây đen mặt trong răng

Bọc răng sứ là xu hướng thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn bọc răng sứ kim loại thì sau một thời gian phục hình, kim loại sẽ bị oxy hóa, gây đen xung quanh viền nướu và hình thành các đốm màu trên bề mặt răng.

Bọc răng sứ kim loại thì sau một thời gian sẽ xuất hiện đốm đen trên răng
Bọc răng sứ kim loại thì sau một thời gian sẽ xuất hiện đốm đen trên răng

Răng đen ở mặt trong gây ra những ảnh hưởng gì?

Răng bị đen ở mặt trong gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và hệ lụy tới sức khỏe như sau:

  • Hôi miệng: Mặt trong của răng là nơi tích tụ nhiều mảng bám thức ăn dư thừa và là nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn. Chính vì vậy, tình trạng răng đen mặt trong sẽ dẫn đến hôi miệng. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy mất tự tin, ngại ngùng trong giao tiếp hàng ngày.
  • Mất thẩm mỹ: Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng mong muốn sở hữu nụ cười rạng ngời, tươi tắn. Tuy nhiên, tình trạng đen mặt trong răng là gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng, dẫn tới mất thẩm mỹ cho tổng thể nụ cười.
  • Bệnh lý về răng: Tình trạng đen mặt trong răng nếu không xử lý sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu lợi, sâu răng,…. 

Ngoài các ảnh hưởng trên thì tình trạng đen mặt trong răng còn tác động tiêu cực tới tâm lý, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc hàng ngày. 

Răng đen mặt trong lâu ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Răng đen mặt trong lâu ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Biện pháp tại nhà giúp chữa răng đen mặt trong

Nếu bạn chỉ bị đen mặt trong răng mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể khắc phục sớm nhờ các biện pháp cải thiện tại nhà như sau:

Sử dụng chanh để làm trắng răng

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học, trong chanh chứa thành phần axit citric. Hoạt chất này có công dụng làm sạch các vết thâm đen trên bề mặt răng hiệu quả, đồng thời giúp hơi thở trở nên thơm tho, dễ chịu hơn.

Các bước làm trắng răng với nguyên liệu chanh tươi như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một quả chanh tươi, vắt và giữ lại nước cốt chanh, bỏ phần bã.
  • Dùng bàn chải đánh răng nhúng đều nước cốt chanh tươi.
  • Đưa bàn chải đánh răng nhẹ nhàng vào bên trong khoang miệng, chải răng theo chiều dọc, khắp bề mặt trong của răng.
  • Cuối cùng, bạn lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý để súc miệng lại cho thật sạch.

Bởi vì chanh có chứa thành phần hoạt chất axit nên bạn chỉ nên áp dụng cách làm này mỗi tuần một lần nhằm ngăn ngừa hiện tượng mòn men răng nhé!

Nước cốt chanh giúp kháng khuẩn, tẩy trắng răng
Nước cốt chanh giúp kháng khuẩn, tẩy trắng răng

Chữa đen răng mặt trong bằng muối

Muối được biết đến là nguyên liệu giảm viêm, kháng khuẩn răng miệng vô cùng hiệu quả. Chính vì lý do này mà muối thường được pha để làm nước súc miệng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

Các bước dùng muối để chữa đen mặt trong răng như sau:

  • Đầu tiên, bạn trộn đều một muỗng cà phê muối hạt với nước cốt chanh.
  • Sau đó, dùng bàn chải đánh răng thấm đều hỗn hợp trên và đem chải trực tiếp lên khắp bề mặt răng.
  • Tương tự cách 1, bạn chỉ cần súc miệng lại để loại bỏ nguyên liệu còn sót lại bên trong khoang miệng.

Đối với phương pháp này thì bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả vệ sinh răng miệng tối ưu nhất, từ đó sớm sở hữu hàm răng trắng đều.

Dùng bột baking soda để giảm đen răng

Trong thành phần của bột baking soda có chứa hoạt chất diệt khuẩn, làm trắng răng hiệu quả. Hơn thế nữa, bột này có tính kiềm, giúp ức chế quá trình phát triển, sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Cách sử dụng baking soda tương tự với chanh và muối, cụ thể như sau đây:

  • Trộn bột baking soda và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1 :1.
  • Nhúng bàn chải đánh răng và chải đều từ mặt ngoài vào mặt trong răng.

Hiệu quả tẩy trắng răng của bột baking soda không chỉ được nhiều người thừa nhận mà còn được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, để bảo vệ men răng và cấu trúc răng thật thì bạn nên áp dụng cách làm này 1 lần/ tuần nhé!

Bột baking soda giúp làm trắng răng an toàn, hiệu quả
Bột baking soda giúp làm trắng răng an toàn, hiệu quả

Biện pháp nha khoa giúp khắc phục mặt trong răng bị đen

Với những trường hợp răng bị đen ở mặt trong nặng nề thì cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định biện pháp khắc phục hiệu quả.

Lấy cao răng tại nha khoa

Cao răng tích tụ là nguyên nhân gây đen mặt trong răng điển hình. Do đó, lấy cao răng được đánh giá là giải pháp giúp răng trắng sáng, khỏe mạnh hiệu quả tối ưu và đơn giản nhất. 

Tại các phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ vô khuẩn để làm sạch các mảng cao răng bên trong khoang miệng, giúp cho hàm răng trắng sáng bật tông.

Bọc răng sứ hiện đại

Phương pháp bọc răng sứ giúp khắc phục đến hơn 95% trường hợp đen mặt trong răng. Phương pháp này sử dụng mão sứ có màu sắc tương đồng răng thật để phủ lên răng, nhằm giúp răng trắng sáng, khỏe đẹp.

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm phương pháp dán sứ hoặc bọc vật liệu composite thì đều giúp cải thiện hiện tượng đốm nhỏ li ti trên răng, từ đó giúp răng trắng đều màu.

Răng bị đen ở phía trong có tẩy trắng được không?

Câu trả lời là . Để áp dụng phương pháp tẩy trắng răng, bác sĩ sẽ cho khách hàng đeo dụng cụ vô khuẩn nhằm bảo vệ môi và nướu lợi. Sau đó, bác sĩ tiến hành bôi thuốc tẩy trắng có nồng độ từ 35 – 37%, kết hợp chiếu tia laser để làm sạch các đốm nâu trên bề mặt răng.

Phương pháp tẩy trắng răng có ưu điểm là nhanh chóng, hiệu quả bền vững, đem lại công dụng vượt trội kể cả những người bị xỉn màu răng nặng, nhiễm kháng sinh lâu ngày.

Tẩy trắng răng là phương pháp giúp răng trắng sáng hiệu quả
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp răng trắng sáng hiệu quả

Lưu ý giúp hạn chế tình trạng đen mặt trong răng hiệu quả

Răng bị đen ở mặt trong hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn áp dụng đúng các lưu ý sau đây:

  • Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tối đa việc ăn nhiều đồ ngọt, các loại nước uống chứa chất kích thích, cà phê, trà,…. Đây đều là những thực phẩm làm tăng quá trình tích tụ cao răng, gây xỉn màu răng nghiêm trọng.
  • Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đánh răng mỗi ngày từ 2 – 3 lần kết hợp súc miệng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, dùng chỉ nha khoa,…. Bạn cần đảm bảo làm sạch toàn bộ mảng thức ăn dư thừa bên trong khoang miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng lần cũng là biện pháp hữu ích giúp bạn phòng ngừa tình trạng đen mặt trong răng. Việc thăm khám nha khoa thường xuyên giúp bác sĩ kịp thời phát hiện thấy các vấn đề bất thường, từ đó đưa ra hướng khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/ lần
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần

Tuy nhiên, bạn chú ý dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, máy móc đầy đủ để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đen viền răng và tư vấn cho bạn phương pháp khắc phục hiệu quả, an toàn.

Răng bị đen ở mặt trong do nhiều nguyên nhân gây ra và quan trọng nhất là bạn phải tìm đúng nguyên nhân này thì mới sớm có biện pháp khắc phục. Với những kiến thức bổ ích được nha khoa Shark cung cấp trong bài viết, mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp được băn khoăn đang gặp.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X