Niềng răng bị nhiệt miệng - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Niềng răng bị nhiệt miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Niềng răng vốn đã là một hành trình gian nan, cần sự kiên nhẫn, nhưng việc xuất hiện những vết nhiệt miệng dai dẳng càng khiến cho quá trình này thêm phần khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến niềng răng bị nhiệt miệng? Nha Khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và chia sẻ cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Niềng răng bị nhiệt miệng - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân làm niềng răng bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ hình thành trong khoang miệng, gây đau rát và khó chịu. Trong quá trình niềng răng, bạn có thể dễ bị nhiệt miệng hơn so những nguyên nhân sau:

Ma sát với mắc cài

Để thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Sự xuất hiện của những vật dụng này sẽ gây khó chịu trong khoang miệng trong những ngày đầu tiên. Chúng sẽ gây ma sát giữa môi, má với mắc cài và dây cung, tạo thành những vết thương hở dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây lở loét. Trong trường hợp không được chăm sóc cẩn thận, vết loét sẽ tiến triển nặng hơn, khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Khi khí cụ trong khoang miệng ma sát với mô mềm cũng sẽ gây ra những vết thương làm lở loét và nhiệt miệng
Khi khí cụ trong khoang miệng ma sát với mô mềm cũng sẽ gây ra những vết thương làm lở loét và nhiệt miệng

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Trong thời gian đầu đeo niềng, mọi người chưa thích ứng được với khí cụ niềng răng khoang miệng. Do đó, việc ăn uống ít nhiều bị ảnh hưởng. Hầu hết mọi người khi niềng răng thường tránh các món giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau,… Việc này khiến bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng, nên dễ dàng hình thành chứng nhiệt miệng khi niềng răng.

Căng thẳng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Mọi người nghĩ rằng, niềng răng tại sao lại căng thẳng, tuy nhiên thực tế ngược lại. Trước, trong và sau khi niềng răng, mọi người thường có rất nhiều lý do để lo lắng. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, gây lo lắng kéo dài và ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, rất nhiều người niềng răng đã mắc phải chứng nhiệt miệng.

Trong trường hợp bạn căng thẳng trong quá trình niềng răng, vết thương nhiệt miệng cũng sẽ hình thành
Trong trường hợp bạn căng thẳng trong quá trình niềng răng, vết thương nhiệt miệng cũng sẽ hình thành

Ngoài ra, một số trường hợp bị dị ứng với các loại khí cụ niềng răng, nên cũng sẽ xuất hiện tình trạng nhiệt miệng trong quá trình niềng.

Niềng răng bị nhiệt miệng phải làm sao

Thông thường, thời gian nhiệt miệng sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, việc ăn uống và giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Hơn nữa, nhiệt miệng còn gây ra tình trạng hôi miệng không mong muốn. Vì vậy, để khắc phục chứng nhiệt miệng trong quá trình niềng răng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bạn cần xây dựng cách vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng một cách khoa học. Bên cạnh đánh răng, kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt, trong quá trình niềng răng không chải răng quá mạnh vì có thể gây lở loét nướu và mô mềm trong khoang miệng.

Cùng với vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách, bạn cũng nên áp dụng một số cách sau để chữa nhiệt miệng hiệu quả:

  • Sử dụng nước muối ấm pha loãng để súc miệng mỗi ngày
  • Bôi dầu dừa lên vết thương nhiệt miệng để giảm lở loét.
  • Súc miệng bằng nước sát trùng chuyên dụng.
Cần vệ sinh răng miệng khoa học, kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước sát trùng để ngăn ngừa nhiệt miệng nặng hơn
Cần vệ sinh răng miệng khoa học, kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước sát trùng để ngăn ngừa nhiệt miệng nặng hơn

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, khoa học

Khi xuất hiện những vết thương nhiệt miệng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để chúng nhanh hồi phục hơn. Ví dụ như:

  • Tránh ăn những loại thức ăn giòn như khoai tây chiên, snack, cơm cháy,…
  • Không ăn các loại thực phẩm dính răng như kẹo dẻo, kẹo cao su,…
  • Tránh những loại thực phẩm có tính axit như cam, chanh,…
  • Không ăn những loại thức ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh.
  • Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…

Sử dụng các loại sản phẩm điều trị chuyên dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng dùng để điều trị nhiệt miệng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Cụ thể như:

  • Một số loại thuốc bôi không kê đơn như Oracortia và Kamistad Gel N có thể giúp bảo vệ vết loét và giúp giảm đau.
  • Sử dụng một số loại nước súc miệng chuyên dụng của thương hiệu Ngọc Châu, Thái Dương Valentine để điều trị lở loét miệng.
  • Một số loại thuốc giảm đau viên nén hoặc viên sủi cũng có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương và giảm đau rát do nhiệt miệng gây ra.

Biện pháp hạn chế nhiệt miệng khi niềng răng

Để quá trình niềng răng không bị nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh sau:

Điều chỉnh khung niềng

Một số trường hợp niềng răng có hệ thống khí cụ không khít với khuôn răng, gây ảnh hưởng tới quá trình dịch chuyển răng và gây lở loét mô mềm. Lúc này, bác sĩ khuyến khích mọi người nên quay lại tái khám bác sĩ định kỳ trong quá trình niềng răng để bác sĩ điều chỉnh dây cung và mắc cài phù hợp. Cùng với đó, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cách hạn chế tình trạng nhiệt miệng xảy ra.

Thường xuyên tới tái khám nha khoa để điều chỉnh khung niềng, nhằm không cho khí cụ gây xước mô mềm
Thường xuyên tới tái khám nha khoa để điều chỉnh khung niềng, nhằm không cho khí cụ gây xước mô mềm

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Ăn những loại thực phẩm tránh nhiệt miệng

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn một số loại thực phẩm tránh nhiệt miệng như sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau củ được nấu chín, các loại thịt cá được nấu mềm,…

Sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa được sử dụng để bảo vệ niêm mạc miệng khỏi bị kích ứng bởi các khí cụ niềng răng. Bạn chỉ cần bôi sáp lên các mắc cài, dây cung và các bộ phận khác của khí cụ niềng răng để tạo một lớp màng bảo vệ nướu và mô mềm. Lưu ý, nên thay sáp thường xuyên, đặc biệt và sau khi ăn và uống nước.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày, bạn cần uống đủ nước, khoảng 2 lít để tạo môi trường ẩm ướt trong khoang miệng, nhằm hạn chế tình trạng khô miệng. Từ đó giảm nguy cơ bị nhiệt miệng. Đồng thời, tránh nước uống có gas, nước trái cây đóng hộp, cà phê, rượu bia vì có thể khiến niêm mạc bị kích ứng.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh hút thuốc lá vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương và khiến nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Bạn có thể giảm căng thẳng, stress bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên, nghỉ hơn đầy đủ,…

Niềng răng bị nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó chịu này một cách nhanh chóng và an toàn. Nên nhớ rằng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và duy trì vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình niềng răng.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X