Răng bị nhét thức ăn phải làm sao để xử lý?

Răng bị nhét thức ăn phải làm sao để xử lý?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Ở một số người, tình trạng răng bị nhét thức ăn có thể diễn ra hàng ngày, gây ra rất nhiều bất tiện. Vì là vấn đề phổ biến, nên nhiều người thường bỏ qua mà không tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng này lại là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh lý răng miệng hàng đầu. Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.răng bị nhét thức ăn

Răng bị nhét thức ăn nguyên nhân do đâu?

Thức ăn bị nhét vào răng là vấn đề rất phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Dễ xảy ra nhất khi bạn ăn các thực phẩm dai hoặc ăn thịt. Thức ăn có thể bị giắt lại ở bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm, nhưng thường thấy nhất là ở răng hàm và răng nanh.

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực răng hàm mặt đã đưa ra kết luận về nguyên nhân làm răng bị nhét thức ăn như sau: Có 7 nguyên nhân chính làm thức ăn bị giắt lại ở kẽ răng, bao gồm: Răng thưa, răng mọc lệch, tụt lợi, sâu răng, dùng lực ăn nhai mạnh, do trám hoặc bọc sứ không đúng cách, do răng vĩnh viễn bị mất đi.

Do răng bị thưa

Răng thưa là nguyên nhân hàng đầu làm cho thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng. Vì giữa các răng có khe hở, nên thức ăn dễ bị tích tụ. Người có răng thưa khoảng nhỏ dễ bị giắt lại thức ăn hơn so với người có răng thưa khoảng lớn.

Do răng mọc lệch

Răng bị mọc lệch, mọc không ngay ngắn trên cung hàm cũng là 1 trong những nguyên nhân làm răng bị nhét thức ăn thường thấy. Vì răng không thẳng hàng sẽ vô tình tạo ra nhiều kẽ răng có kích thước to nhỏ khác nhau, làm thức ăn bị nhồi nhét trong khi ăn nhai, gây vướng víu, khó chịu.

Răng mọc lệch, mọc không thẳng hàng làm cho thức ăn dễ bị giắt lại trong kẽ răng
Răng mọc lệch, mọc không thẳng hàng làm cho thức ăn dễ bị giắt lại trong kẽ răng

Do bị tụt lợi

Khi phần lợi bị tụt khỏi chân răng sẽ tạo nên 1 khoảng trống, đây chính là vị trí bị giắt lại thức ăn thường gặp. Ngoài ra, thói quen sử dụng tăm xỉa của bạn cũng có thể làm cho vùng tam giác giữa nướu và 2 răng bị rộng hơn, làm cho thức ăn bị giắt lại dễ hơn.

Do sâu răng

Khi bị sâu răng, trên bề mặt răng của bạn sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti. Sâu răng càng nghiêm trọng, lỗ hỏng càng to và nguy cơ thức ăn bị giắt lại càng cao. Sự tích tụ vi khuẩn ở khoang miệng trong thời gian dài sẽ kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Do dùng lực ăn nhai quá mạnh

Khi bạn sử dụng các thức ăn như: Khô mực, thịt bò, bánh tráng,… sẽ cần dùng lực ăn nhai mạnh. Điều này vô tình làm cho thực phẩm bị đẩy qua kẽ răng nhưng chưa được làm nát và nhét lại mà không thể thoát ra.

Do trám hoặc bọc răng sứ không đúng cách

Răng bị nhét thức ăn có thể là 1 trong những hậu quả của việc trám răng hoặc bọc sứ không đúng cách. Thao tác thực hiện không chuẩn của bác sĩ có thể làm cho khoảng trống giữa chất liệu trám răng hoặc mão sứ không sát khít với răng thật, tạo thành nơi dễ bị giắt lại thức ăn.

Trám răng hoặc bọc răng sứ thất bại có thể tạo kẽ hở giữa răng sứ và nướu, làm thức ăn dễ bị kẹt lại
Trám răng hoặc bọc răng sứ thất bại có thể tạo kẽ hở giữa răng sứ và nướu, làm thức ăn dễ bị kẹt lại

Do mất răng vĩnh viễn

Khi mất răng vĩnh viễn trong thời gian dài, các răng còn lại trên cung hàm thường có xu hướng mọc nghiêng về vị trí răng bị khuyết thiếu. Đồng thời, hàm răng đối diện cũng có thể bị trồi lên hoặc thụt xuống. Điều này làm cho khớp cắn bị xáo trộn, tạo khe hở để thức ăn tồn đọng trong khoang miệng.

Khi bị nhét thức ăn vào răng thì gây ảnh hưởng gì?

Thời điểm đầu tiên khi răng bị nhét thức ăn chỉ làm cho bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu. Những về lâu dài nếu răng miệng không được làm sạch thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy có hại cho sức khỏe. Cụ thể như sau.

Làm mất thẩm mỹ

Tình trạng bị nhét thức ăn vào kẽ răng làm cho thẩm mỹ nụ cười của bạn bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi thức ăn bị nhét lại ở răng cửa, và với những thức ăn có màu sẫm. Thức ăn tích tụ lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ làm cho răng bị sâu, các vết màu nâu đen xuất hiện trên thân răng càng làm cho răng mất thẩm mỹ hơn.

Làm cho hơi thở có mùi hôi

Thức ăn bị giắt lại kẽ răng trong thời gian dài sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn và Axit có trong khoang miệng, làm cho hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Vấn đề này tuy không làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng hay khả năng ăn nhai, nhưng có tác động đáng kể đến chất lượng giao tiếp. Hơi thở có mùi hôi làm cho bạn cảm thấy tự ti, ảnh hưởng học tập và công việc hàng ngày.

Thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng lâu ngày nhưng không được làm sạch sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu
Thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng lâu ngày nhưng không được làm sạch sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu

Gây ra tình trạng đau nhức răng lợi

Răng bị nhét thức ăn làm cho khoang miệng có cảm giác vướng víu khó chịu, hoặc làm gai nướu, tạo ra các cơn đau nhức dai dẳng. Thức ăn giắt lại trong kẽ răng không được làm sạch làm nướu sưng lên, gây chảy máu chân răng. Nghiêm trọng nhất chính là nguy cơ viêm tủy hoặc mất răng vĩnh viễn.

Gây tụt lợi, viêm lợi

Vị trí răng bị giắt lại thức ăn nhưng không được làm sạch sẽ dần xuất hiện tình trạng viêm lợi, tụt lợi, làm cho kẽ hở ngày càng rộng hơn. Vấn đề này không chỉ làm cho răng bị đau nhức mà còn tăng nguy cơ gãy rụng.

Gây sâu răng kế cạnh

Thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng nhưng không được làm sạch chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Thời gian càng kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng và làm sâu răng kế cận càng cao. Trong thời gian đầu chỉ là sự mài mòn men răng, nhưng về sau vi khuẩn sẽ tấn công vào ngà răng và tủy răng.

Không làm sạch thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng răng kế cận
Không làm sạch thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng răng kế cận

Cách xử lý khi răng bị nhét thức ăn

Để xử lý khi răng bị giắt thức ăn không khó, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý làm sao cho khoa học. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng. Đây là cách thức an toàn, không ảnh hưởng đến kẽ răng.

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng 1 số cách thức khác. Sau đây là thông tin chi tiết.

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là 1 trong những dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng miệng được các bác sĩ nha khoa khuyến khích sử dụng. Loại chỉ độc đáo này được thiết kế theo kết cấu mỏng, dai và mịn, giúp lấy sạch thức ăn trong kẽ răng nhẹ nhàng, không làm tổn thương nướu hoặc các mô mềm trong khoang miệng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng thói quen sử dụng chỉ nha khoa còn có thể cải thiện tình trạng viêm nướu và răng sâu. Vì vậy, bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, dù răng bị nhét thức ăn hay không.

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bị giắt trong kẽ răng là cách thức an toàn, hiệu quả
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bị giắt trong kẽ răng là cách thức an toàn, hiệu quả

Dùng bàn chải kẽ răng

Bàn chải kẽ răng là dụng cụ vệ sinh răng miệng được thiết kế với đầu nhỏ, có thể luồn nhẹ nhàng vào kẽ răng để làm sạch thức ăn dư thừa. Dụng cụ này được các bác sĩ khuyến khích sử dụng, đặc biệt với những người đang niềng răng.

Dùng máy tăm nước

Nếu thức ăn bị nhét chặt vào kẽ răng, không thể lấy ra được ngay cả khi đã sử dụng chỉ nha khoa, thì máy tăm nước chính là sự hỗ trợ tốt nhất. Máy tăm nước tạo ra tia nước có áp lực cao (vừa đủ để không làm tổn thương khoang miệng) để đánh bay thức ăn bị giắt lại kẽ răng. Dưới áp lực của tia nước, cặn thức ăn sẽ được làm mềm hơn nên dễ dàng bị rửa trôi.

Súc miệng

Nếu răng bị nhét thức ăn sau khi nhổ, thì việc dùng chỉ nha khoa hay máy tăm nước đều không mang lại hiệu quả. Vì các dụng cụ này có thể làm ảnh hưởng đến vết thương, gây đau nhức dai dẳng. Với trường hợp này, bạn nên súc miệng để cuốn trôi thức ăn dư thừa ra ngoài. Cách thức này vừa không làm ảnh hưởng vết thương, vừa giúp cho hơi thở thơm mát và thoải mái hơn.

Súc miệng vừa giúp cuốn trôi thức ăn dư thừa ra khỏi khoang miệng, vừa giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn
Súc miệng vừa giúp cuốn trôi thức ăn dư thừa ra khỏi khoang miệng, vừa giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn

Can thiệp các thủ thuật nha khoa

Trong trường hợp răng bị nhét thức ăn do trám hoặc bọc sứ sai kỹ thuật, bạn cần đến nha khoa để can thiệp các thủ thuật xử lý thích hợp. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách thức khác nhau: Trám răng mới, bọc sứ mới hoặc trồng răng giả tại vị trí bị mất răng.

Cách phòng ngừa răng bị nhét thức ăn

Để ngăn chặn không cho thức ăn bị giắt vào kẽ răng, bạn cần:

  • Chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày bằng bàn chải có lông mềm; Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước đúng cách; Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng thích hợp để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.
  • Nên cạo vôi răng đúng định kỳ để làm sạch các mảng bám tích tụ trên thân răng, ngăn không cho vi khuẩn trú ngụ.
  • Cần nhanh chóng điều trị kịp thời khi răng bị sâu hoặc mất răng vĩnh viễn. Tránh trường hợp thức ăn bị giắt lại ở lỗ sâu hoặc vùng răng bị khuyết thiếu.
  • Tuân thủ lịch thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

Với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark hy vọng đã có thể giúp bạn biết được khi răng bị nhét thức ăn thì phải làm sao. Làm sạch kẽ răng sau khi ăn chính là cách phòng ngừa bệnh lý về răng miệng hiệu quả nhất. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc này.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher