- Mặc định
- Lớn hơn
Răng hàm bị vỡ do bất kỳ nguyên nhân nào thì đều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ nụ cười, khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp.
Vậy hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu xem răng hàm vỡ do nguyên nhân nào, nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào hiệu quả nhất trong bài viết sau nhé!
Nguyên nhân khiến răng hàm bị vỡ thường gặp
Răng hàm nằm ở sâu bên trong khoang miệng, có nhiệm vụ nghiền, nhai thức ăn trước khi đi vào bộ phận tiêu hóa. Răng hàm vỡ là tình trạng răng nứt, mất một phần răng và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
- Sâu răng: Răng hàm bị sâu lâu ngày không điều trị là nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng này vỡ hoặc hư hỏng. Các vi khuẩn tồn tại thời gian dài sẽ tấn công, phá hủy ngà răng, men răng và tủy răng. Lúc này, cấu trúc răng hàm cũng bị phá vỡ, khiến răng dễ nứt vỡ khi gặp tác động từ ngoại lực.
- Chấn thương: Một số chấn thương phổ biến như tai nạn giao thông, va đập mạnh khi chơi thể thao,…. là nguyên nhân khiến răng hàm vỡ.
- Nghiến răng nhiều: Theo chuyên gia, một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ tạo tác động xấu lên răng khiến cho răng suy yếu, dễ nứt vỡ. Đây là thói quen cực kỳ xấu mà bạn nên bỏ ngay nếu đang mắc phải.
- Viêm nha chu: Viêm nha chu hay viêm nướu là tình trạng nướu lợi tổn thương do vi khuẩn tấn công. Nếu tình trạng này kéo dài thì vi khuẩn sẽ di chuyển, phá hủy xương răng, dẫn đến hiện tượng nứt vỡ răng hàm.
- Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, các loại đồ uống có gas sẽ khiến răng yếu, giòn và dễ vỡ. Đây cũng là lý do giải thích vì sao những người sử dụng nhiều chất kích thích thường bị vỡ răng hàm.
- Chất độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vitamin, canxi và khoáng chất khiến răng yếu, dễ sứt mẻ hơn bình thường.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên thì nhiều người bị vỡ răng hàm do can thiệp các biện pháp chỉnh nha sai kỹ thuật, phục hình răng tại địa chỉ kém uy tín, dụng cụ không đảm bảo.
Hoặc răng khôn mọc lệch cũng có thể ảnh hưởng đến răng hàm, khiến răng này yếu và dễ vỡ hơn.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây vỡ răng hàm sẽ giúp bạn tìm được biện pháp xử lý hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, kiểm tra răng miệng và đưa ra phương án can thiệp kịp thời.
Răng hàm bị vỡ có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Răng hàm vỡ cực kỳ nguy hiểm nếu như bạn không kịp thời can thiệp các biện pháp điều trị đúng cách. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế, tỷ lệ vỡ răng, nguyên nhân gây tổn thương răng hàm,…
Một số rủi ro của việc răng hàm vỡ mà bạn có thể tham khảo thêm gồm có:
- Nhiễm trùng răng miệng: Khi răng hàm bị vỡ thì vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong khoang miệng có cơ hội di chuyển vào tủy răng dẫn đến viêm tủy, áp xe thân răng. Lúc này, nhiều người sẽ gặp phải cảm giác đau nhức, tê buốt răng dữ dội, thậm chí sốt cao, người suy nhược.
- Mất răng: Răng hàm bị vỡ thời gian dài và vỡ nhiều mà không xử lý sớm có thể khiến cấu trúc răng suy yếu, mất chức năng, thậm chí mất răng nguy hiểm. Sau khi mất răng, vi khuẩn sẽ có cơ hội trú ngụ, tấn công và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng cực kỳ nguy hiểm.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Một số trường hợp răng hàm vỡ tác động xấu đến hệ thống dây thần kinh gần đó. Các triệu chứng điển hình là tê buốt răng, đau nhức môi, nướu lợi hoặc hai bên má, khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
- Khó nhai nuốt: Răng hàm có nhiệm vụ nghiền thức ăn nên khi răng này vỡ, việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thức ăn dai, cứng. Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và trở nên suy nhược, thiếu chất.
- Thẩm mỹ: Răng hàm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cung hàm lại ở vị trí dễ quan sát nên khi vỡ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của toàn hàm răng. Điều này khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Mặc dù răng hàm bị vỡ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu áp dụng đúng biện pháp.
Bạn hãy đến ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhé!
Các biện pháp giúp khắc phục răng hàm bị vỡ hiệu quả
Để khắc phục tình trạng vỡ răng hàm hiệu quả, đảm bảo an toàn, bạn cần thăm khám, xác định chính xác mức độ tổn thương.
Dưới đây, nha khoa Shark sẽ bật mí cho bạn một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng vỡ răng hàm để bạn tham khảo:
- Trám răng: Nếu răng hàm chỉ vỡ nhẹ, tủy răng còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ khuyến khích bạn can thiệp biện pháp trám răng. Một số vật liệu trám phổ biến như trám răng composite, amalgam sẽ giúp tái tạo hình dạng, đồng thời hồi phục chức năng răng hiệu quả, đảm bảo an toàn.
- Bọc răng sứ: Nếu răng hàm vỡ nhiều, đã ảnh hưởng đến tủy răng và thẩm mỹ nụ cười thì có thể tham khảo biện pháp bọc răng sứ. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ mài đi một phần răng thật và chụp mão sứ lên trên. Đây là cách khắc phục an toàn, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao và được nhiều người áp dụng.
- Lấy tủy răng: Trường hợp răng hàm bị sâu hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng thì cần tiến hành loại bỏ phần tủy răng viêm nhiễm. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cân nhắc trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục chức năng, thẩm mỹ cho răng.
- Nhổ răng: Trường hợp răng hàm vỡ không thể hồi phục và có khả năng ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh cần tiến hành nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng hàm thì biện pháp hồi phục chức năng răng hiệu quả nhất là trồng răng giả.

Bên cạnh đó, nếu răng hàm vỡ gây đau nhức, tê buốt khó chịu thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc giảm đau, kháng viêm.
Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, không tự ý tăng giảm liều dùng để nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu đang gặp và hồi phục tổn thương răng hiệu quả.
Việc lựa chọn phương pháp khắc phục vỡ răng hàm phụ thuộc vào chỉ định bác sĩ, mức độ tổn thương, sức khỏe răng miệng và điều kiện kinh tế của khách hàng.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế để tư vấn cho bạn phương pháp xử lý vỡ răng hàm phù hợp, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Với những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đã biết được nguyên nhân gây răng hàm bị vỡ, cách khắc phục an toàn, được nhiều người áp dụng. Việc xử lý vỡ răng hàm là cực kỳ cần thiết và cần can thiệp sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với nha khoa Shark để được chuyên gia tư vấn kịp thời và sớm tìm lại hàm răng chắc khỏe bạn nhé!
Bình luận bài viết