Răng móm nhẹ là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Răng móm nhẹ là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng móm nhẹ là tình trạng chỉ sự sai lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới nhưng không quá lớn. Hàm móm nhẹ sẽ được cải thiện hiệu quả nếu như bạn tìm đúng phương pháp.

Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này và có được những kinh nghiệm giúp khắc phục hiệu quả.

Răng móm nhẹ

Răng móm nhẹ là như thế nào?

Răng móm nhẹ là tình trạng răng hàm dưới chìa ra ngoài so với hàm trên nhưng không quá 4mm. Khi răng bị móm nhẹ thường không quá rõ ràng khi nhìn từ bên ngoài. Chỉ khi cười hoặc nói chuyện, người đối diện mới có thể nhìn rõ phần răng bị móm và cảm thấy phần cằm dưới đang bị nhô ra phía ngoài một chút.

Nhìn chung, những trường hợp hàm móm nhẹ thường không ảnh hưởng quá lớn tới tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nhẹ bởi sự mất tương quan của hàm trên và hàm dưới.

Móm nhẹ là trường hợp răng giữa hai hàm mất sự tương quan với nhau và khó nhìn thấy nếu không cười nói
Móm nhẹ là trường hợp răng giữa hai hàm mất sự tương quan với nhau và khó nhìn thấy nếu không cười nói

Nguyên nhân dẫn đến răng móm nhẹ

Hầu như những trường hợp răng móm nhẹ đều do yếu tố bẩm sinh. Khi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có răng phát triển bất thường, thế hệ con cháu có nguy cơ cao mang gen trội này và xuất hiện tình trạng răng móm.

Tuy nhiên, không ít người bị móm răng do ảnh hưởng từ thói quen xấu và những tác động từ bên ngoài môi trường. Đối với những bé trong thời gian phát triển thường xuyên mút tay, bú bình hoặc ngậm núm vú giả, quá trình răng phát triển cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đầu tiên, bạn cần phân biệt răng móm và hàm móm:

Hiện nay, móm được chia thành 3 dạng, gồm:

  • Móm do xương hàm: Ở trường hợp này, xương hàm dưới bị phát triển quá mức so với bình thường, chúng trùm ra ngoài hàm trên. Hoặc có thể xương hàm dưới kém phát triển nên gây mất sự cân đối và sai lệch khớp cắn giữa hai hàm.
  • Móm do răng: Đây là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới đều phát triển bình thường. Tuy nhiên, phần răng cửa hàm dưới mọc nhô ra phía trước quá nhiều, không mọc thẳng theo hướng bình thường. Gây ra sự mất tương quan giữa khớp cắn trên và dưới.
  • Móm phức hợp: Tình trạng này bị ảnh hưởng do cả răng và xương hàm, cả hai đều bị phát triển quá mức. 
Móm nhẹ có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc do thói quen không tốt từ lúc nhỏ như mút tay, ngậm núm vú giả,...
Hàm móm nhẹ có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc do thói quen không tốt từ lúc nhỏ như mút tay, ngậm núm vú giả,…

Răng móm nhẹ gây ra ảnh hưởng gì?

Dù răng bị móm nhẹ hay nặng cũng đều ảnh hưởng đến khuôn mặt và sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp móm không được điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe.

  • Gây kém thẩm mỹ trên gương mặt

Tình trạng hàm móm nhẹ chỉ biểu hiện rõ mỗi khi cười nói hoặc giao tiếp. Do đó, rất nhiều người cảm thấy tự ti mỗi khi chụp ảnh, nói chuyện. Bởi họ muốn che đi những khuyết điểm trên răng, thậm chí không muốn mở miệng để nói chuyện.

Điều này sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh. Khi răng bị móm nghiêm trọng, làn da sẽ bị giãn ra, gây lão hóa sớm và già hơn so với tuổi thật.

  • Gây ảnh hưởng tới phát âm

Lưỡi và răng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm. Nên khi hàm trên và hàm dưới có sự lệch lạc nhẹ sẽ ảnh hưởng đến âm thanh phát ra, gây khó nghe hơn. Lúc này, kèm theo gương mặt kém thẩm mỹ là giọng nói bị ngọng.

Thông thường người bị móm thường sống khép kín và e ngại với mọi người xung quanh.

  • Giảm khả năng ăn nhai

Móm là trường hợp mất sự tương quan về khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới. Do đó, khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, mọi người sẽ không thể cắn xé thức ăn như bình thường. Khi thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ gặp vấn đề. Ngoài ra, răng móm còn có nguy cơ gây sang chấn khớp cắn, dễ tiêu xương và khiến răng yếu dần đi.

  • Gây vệ sinh răng miệng khó khăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Dù răng bị móm nhẹ nhưng việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Lúc này, mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng rất khó làm sạch.

Vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,…

Răng bị móm nhẹ sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng
Răng bị móm nhẹ sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng

Các cách điều trị răng móm nhẹ

Khi răng bị móm nhẹ, mọi người có thể tham khảo các phương pháp nha khoa thẩm mỹ tại các cơ sở uy tín. Cụ thể là những phương pháp sau:

Răng sứ thẩm mỹ

Cách khắc phục này sẽ gồm dán sứ Veneer và bọc răng sứ thẩm mỹ. Ưu điểm là thời gian thực hiện khá nhanh chóng và răng sau khi phục hình có màu sắc, hình dáng giống với răng thật.

Đặc biệt về độ bền còn cao hơn so với răng thật. Điều này giúp bạn ăn uống thoải mái và tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật, sau đó cố định mão sứ đã được chế tác riêng theo khuôn răng và mong muốn của từng người. Tỷ lệ cùi răng được mài sẽ được tính toán chính xác và cẩn thận để không gây tổn hại tới cấu trúc răng thật. 

Đối với điều trị răng móm nhẹ, khách hàng nên làm răng sứ toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất. Răng sứ sau khi được làm có thể sử dụng được từ 15 – 20 năm nếu như được chăm sóc đúng cách và sử dụng loại răng sứ chất lượng.

Bọc răng sứ cải thiện tình trạng răng móm nhẹ và có sự sai lệch khớp cắn ít
Bọc răng sứ cải thiện tình trạng răng móm nhẹ và có sự sai lệch khớp cắn ít

Niềng răng thẩm mỹ

Nếu như bạn muốn bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật, có thể lựa chọn phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Với kỹ thuật niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ nha khoa chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng, dây thun,… để gắn trực tiếp lên bề mặt răng, nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí khớp cắn.

Tuy nhiên, phương pháp này có thời gian điều trị khá lâu, phải mất từ 18 – 24 tháng tùy vào tình trạng của răng. Nhưng kết quả nhận lại sẽ hoàn toàn xứng đáng, bạn sẽ nhận lại hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh.                                             

Răng móm nhẹ có nên niềng răng không?

Chắc hẳn, bạn đã hiểu qua về tình trạng răng móm nhẹ và nó sẽ cải thiện hiệu quả bằng bọc răng sứ hoặc niềng răng. Tuy nhiên trên thực tế, bọc răng sứ chỉ phù hợp với móm do răng và có sự sai lệch hàm ít.

Lúc này, bác sĩ sẽ mài chỉnh lại răng thẳng lại và tiến hành bọc sứ. Điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng thật.

Do đó, đối với trường hợp hàm móm nhẹ, bác sĩ khuyến khích khách hàng thực hiện niềng răng để lấy lại sự cân đối giữa hai hàm răng. Đặc biệt, phương pháp này còn mang lại hiệu quả vĩnh viễn.

Nên thực hiện niềng răng khi bị móm để bảo tồn cấu trúc răng thật
Nên thực hiện niềng răng khi bị móm để bảo tồn cấu trúc răng thật

Răng móm nhẹ tuy không gây ảnh hưởng quá nhiều tới tính thẩm mỹ, nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc phát hiện và cải thiện sớm là vô cùng quan trọng. Bạn hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín như nha khoa Shark để thực hiện niềng răng hoặc bọc răng sứ nhằm mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X