- Mặc định
- Lớn hơn
Hiện nay, Composite là vật liệu được các bác sĩ khuyến khích lựa chọn trong phương pháp hàn trám răng. Do đó, kỹ thuật trám răng Composite được rất nhiều khách hàng lựa chọn tại các nha khoa. Vậy phương pháp này là gì? Có những ưu, nhược điểm gì nổi bật? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức trám răng theo dõi ngay thông tin bài viết dưới đây!
Trám Răng Composite là gì?
Trám răng Composite là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nha khoa composite để trám bít vào các lỗ hổng trên răng, giúp bảo vệ răng khỏi các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Composite là vật liệu lành tính và an toàn đối với cơ thể, đồng thời đây cũng là phương pháp phục hình răng có chi phí hợp lý.
Phương pháp nha khoa này được chỉ định cho các trường hợp mất men răng, răng sâu, thưa, vỡ, mẻ, xỉn màu,…. mà không thể cải thiện bằng các biện pháp tẩy trắng răng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp trám răng Composite
Trước khi thực hiện tráng răng Composite, chắc hẳn mọi người khá thắc mắc về phương pháp này. Vậy nếu răng bị hư tổn thì có nên tráng men răng không? Dưới đây là một số ưu và nhược điểm bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định của riêng mình.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc của Composite tương tự như men răng thật. Do đó, khi hàn trám sẽ tạo nên sự liên kết với răng thật, không gây mất thẩm mỹ răng miệng. Bên cạnh đó, composite có thể chỉnh nắn, nên giúp tạo hình răng theo ý muốn dễ dàng và nhanh chóng.
- Chịu lực tốt: Composite được đánh giá cao bởi khả năng chịu lực tốt khi ăn nhai. Do đó, sau khi tráng răng composite, bạn vẫn có thể ăn nhai bình thường. Đồng thời, với khả năng bám chắc vào bề mặt của răng, chất liệu cũng sẽ ít bị sứt, vỡ mẻ trong quá trình sử dụng.
- An toàn với nướu: Sau nhiều cuộc kiểm định và thử nghiệm, Composite được cho phép sử dụng trong nha khoa, nên tuyệt đối an toàn và không có phản ứng hóa học với môi trường trong khoang miệng. Vật liệu này hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng nướu và răng,… nên được đánh giá cao về tính thân thiện và độ an toàn với sức khỏe.
- Không xâm lấn tủy răng: Mặc dù chất trám được gắn cố định lên vị trí răng đã khuyết, nhưng tuyệt đối không xâm lấn hay làm tổn thương tới cấu trúc bên trong răng như tủy, men răng,…
Trong trường hợp răng bị viêm nhiễm tủy nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm tủy bị hư tổn, sau đó mới tiến trám bít bằng composite để bảo toàn các mô không bị hư tổn khác.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm như về tính thẩm mỹ, độ chịu lực,… thì tráng răng Composite cùng tồn tại một số hạn chế khiến mọi người băn khoăn trước khi lựa chọn thực hiện.
Đầu tiên, bởi vì composite là vật liệu an toàn, có tính ưu việt hơn so với nhiều chất liệu trám răng khác nên thường có giá thành cao hơn. Tiếp đến, sau một thời gian sử dụng, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách cũng có thể gây đổi màu, khiến răng mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, mức chi phí tuy có cao hơn những loại vật liệu khác nhưng vẫn phù hợp với điều kiện của tất cả mọi người. Bên cạnh đó, bạn thực hiện chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là có thể hạn chế được tình răng răng đổi màu xảy ra. Từ đó, bạn sẽ có hàm răng trắng sáng và đều đẹp.
Các bước trám răng bằng composite chuẩn y khoa
Tuy răng trám răng không phải là kỹ thuật quá khó trong nha khoa, tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn những địa chỉ thực hiện theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn Y khoa. Dưới đây là những bước tráng răng Composite an toàn bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Thăm khám nha khoa và bác sĩ tư vấn
Trước tiên, bác sĩ sẽ xác định kích thước vết trám, sau đó tư vấn cho khách hàng loại vật liệu để hàn lại. Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng vật liệu trám Composite bởi sự lành tính và khả năng cải thiện hiệu quả.
- Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám răng
Sau khi đã thống nhất phương pháp trám với khách hàng, bác sĩ tiến hành gây tê tại vùng cần trám răng. Việc làm này giúp khách hàng giảm đau nhức và khó chịu trong quá trình tráng răng.
Nếu trong trường hợp khách hàng bị sâu răng, bác sĩ sẽ điều trị triệt để lỗ sâu răng bằng dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời loại bỏ sạch các vụn thực ăn thừa, cao răng để tránh khả năng răng bị nhiễm trùng sau khi trám.
- Bước 3: Tiến hành trám răng
Sau khi vệ sinh xong, bác sĩ tiến hành đổ composite dạng lỏng vào khoang trám hoặc đưa trực tiếp lên phần răng sâu đã được làm sạch.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ chiếu tia laser để vật liệu trám dần đông cứng lại. Sau khoảng 40 giây tới 1 phút, chỗ vật liệu trám đông lại thông quá phản ứng quang trùng hợp..
- Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám
Sau khi kết thúc, bác sĩ kiểm tra lại chỗ trám, loại bỏ những vật liệu trám dư thừa. Bên cạnh đó làm nhẵn bề mặt trám và đánh bóng để răng không bị cộm trong quá trình sử dụng.
Cuối cùng, bác sĩ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc để bảo vệ răng và giúp vị trí trám răng sử dụng được lâu dài.
Đừng quên tới tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Những trường hợp nào có thể thực hiện trám răng Composite
Để biết bạn có phù hợp với phương pháp tráng răng Composite hay không, Nha Khoa Shark sẽ chia sẻ một số trường hợp cần sử dụng kỹ thuật này để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.
- Răng sâu: Đây là tình trạng xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sức khỏe. Hàn trám răng được xem là một giải pháp giúp bít các lỗ sâu răng hiệu quả, đồng thời cũng bảo tồn cấu trúc răng thật tốt nhất.
- Răng thưa: Trong trường hợp răng thưa, trám răng sẽ giúp cải thiện tính thẩm mỹ hiệu quả. Với những trường hợp răng thưa hở kẽ dưới 2mm, kỹ thuật này được thực hiện đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian của khách hàng.
- Răng mẻ: Khi bạn thường xuyên ăn đồ cứng thì răng có thể vô tình bị sứt mẻ. Những vết nứt, vỡ này có thể cải thiện hiệu quả bằng trám răng Composite nên bạn có thể thử phương pháp phục hình răng này.
Ngoài ra, để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình phù hợp với phương pháp nào, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn cao, họ sẽ giúp bạn cải thiện hàm răng như ý muốn.
Trám răng bằng composite có bền không?
Composite được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và khả năng khôi phục chức năng ăn nhai. Đồng thời, vật liệu trám răng Composite được đánh giáo cao vào độ bền vượt trội. Nếu bạn trám răng bằng composite chất lượng, kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách, thời gian sử dụng có thể lên tới 3 năm, thậm chí có thể lâu hơn.
Do đó, nếu bạn chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì trám răng composite sẽ có thời gian sử dụng lâu dài.
Trám răng composite bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí trám răng tại Nha Khoa Shark giao động từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ/Răng. Mức giá này không cố định, khi bạn trám răng vào những dịp lễ hay những chương trình ưu đãi định kỳ tại nha khoa thì mức giá có thể thấp hơn.
Một số lưu ý khi trám răng Composite
Để tăng thời gian sử dụng và tăng độ bám trên răng sau khi hàn trám bằng Composite, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm màu sẫm như cà phê, trà,… vì chúng sẽ gây xỉn màu tại vị trí hàn trám.
- Không tác động lực mạnh lên răng, đặc biệt không dùng răng để mở nắp chai, cắn vật cứng,…
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng theo tư vấn của bác sĩ nha khoa.
Bên cạnh đó, để trám răng Composite an toàn, hiệu quả, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Từ đó, sức khỏe răng miệng cũng được đảm bảo tốt hơn.
Nhìn chung, trám răng Composite có thể mang lại tính thẩm mỹ và giúp khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả. Do đó, nếu bạn đang gặp khuyết điểm và muốn cải thiện bằng phương pháp này, hãy đến Nha Khoa Shark để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Hãy để Nha khoa Shark đồng hành cùng mọi khách hàng trong hành trình phủ sáng nụ cười Việt, mang đến cho khách hàng nụ cười tự tin nhất.
Bình luận bài viết