Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao để khắc phục?

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì nhằm giữ răng ổn định, không bị chạy lại vị trí cũ. Tuy nhiên, có một số trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, làm ảnh hưởng đến kết quả niềng.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Tất cả sẽ được Nha khoa Shark giải đáp ngay trong bài viết sau.

đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là tình trạng răng bị dịch chuyển sang vị trí khác sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, thậm chí là quay lại vị trí ban đầu.

Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường, khớp cắn có thể bị sai lệch nặng hơn so với thời điểm trước khi tiến hành niềng răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy răng thường là do:

Chỉnh nha không đúng kỹ thuật

Niềng răng là một quá trình lâu dài và khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải chuyên sâu về niềng răng – chỉnh nha, am tường cấu trúc răng hàm mặt của bệnh nhân và giàu kinh nghiệm lâm sàng để lên kế hoạch điều trị chi tiết.

Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, điều chỉnh lực siết răng quá mạnh hay quá yếu sẽ khiến răng dịch chuyển sai lệch và dẫn đến tình trạng răng bị chạy lại vị trí ban đầu khi niềng răng xong mặc dù đã đeo hàm duy trì đầy đủ.

Bác sĩ chỉnh nha không đúng kỹ thuật sẽ khiến răng dịch chuyển bị sai lệch
Bác sĩ chỉnh nha không đúng kỹ thuật sẽ khiến răng dịch chuyển bị sai lệch

Hàm duy trì không phù hợp

Hàm duy trì phải được thiết kế riêng biệt sao cho phù hợp với cung răng của từng người để giữ răng một cách ổn định và chắc chắn sau khi niềng răng. Nếu hàm duy trì quá chật có thể gây đau nhức, tổn thương đến mô nướu xung quanh.

Ngược lại, hàm duy trì có kích thước lớn sẽ bị lỏng lẻo, không tạo ra lực siết răng thì có thể khiến răng bị dịch chuyển, chạy lại vị trí cũ.

Đeo hàm duy trì không đúng cách

Hiện nay có hai loại hàm duy trì phổ biến, đó là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Vì tính tiện lợi nhưng cũng không kém phần hiệu quả, hàm duy trì tháo lắp được mọi người ưa chuộng hơn cả.

Tuy nhiên, cũng chính vì có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng nên dẫn đến sử dụng sai cách, nhất là không sử dụng đủ thời gian như chỉ định của bác sĩ.

Đeo hàm duy trì không đủ thời gian dễ khiến răng chạy về vị trí cũ
Đeo hàm duy trì không đủ thời gian dễ khiến răng chạy về vị trí cũ

Thông thường, bạn cần đeo hàm duy trì từ 20 – 22 giờ/ngày. Sau khoảng vài tháng khi răng đã tương đối ổn định thì thời gian sử dụng sẽ được giảm xuống.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày để không làm tích tụ vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao?

Tình trạng chạy răng sau khi niềng nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khớp cắn.

Do đó, ngay khi phát hiện đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thì bạn cần đến ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ dịch chuyển của răng mà có thể xử lý theo những phương pháp như:

Thiết kế và làm lại hàm duy trì

Nếu hàm duy trì không phù hợp với cung hàm thì cần phải thiết kế và làm lại hàm duy trì sao cho vừa vặn. Mặc dù việc làm hàm duy trì mới sẽ khá mất thời gian và chi phí niềng răng nhưng đây là điều hết sức cần thiết để giữ được kết quả niềng, hạn chế những biến chứng đáng tiếc.

Cần làm lại hàm duy trì mới nếu không phù hợp với cung hàm
Cần làm lại hàm duy trì mới nếu không phù hợp với cung hàm

Sử dụng hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ

Trường hợp răng bị chạy do đeo hàm duy trì sai cách thì bạn cần điều chỉnh lại theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần đeo hàm duy trì đúng thời gian cần thiết mỗi ngày, tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cần bảo quản hàm duy trì trong hộp kín, tránh để hàm duy trì va chạm với vật khác dẫn đến cong vênh, biến dạng, từ đó làm ảnh hưởng để hiệu quả cố định răng.

Niềng răng lại

Trường hợp răng bị chạy quá nhiều, thậm chí khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng hơn so với ban đầu thì buộc phải ngưng sử dụng hàm duy trì và tiến hành niềng răng lần 2. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 3 – 6 tháng tùy tình trạng của mỗi người.

Sau khi tháo niềng, bạn sẽ tiếp tục sử dụng hàm duy trì. Tuy nhiên, khi dùng hàm duy trì lần 2, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả như mong đợi.

Trường hợp răng bị chạy quá nhiều cần tiến hành niềng răng lại
Trường hợp răng bị chạy quá nhiều cần tiến hành niềng răng lại

Những điều cần lưu ý để đeo hàm duy trì mà không bị chạy răng

Để hàm duy trì phát huy được hiệu quả và kết quả niềng răng đạt như mong muốn, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì

Hàm duy trì cần được đeo tối thiểu 6 tháng. Trong thời gian đầu (khoảng 3 – 4 tuần), bạn có thể đeo hàm duy trì 24/24. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể đeo hàm duy trì liên tục 20 – 22 giờ/ngày, chỉ tháo ra khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống. Sau đó, tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định giảm thời gian đeo, có thể chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ.

Bảo quản hàm duy trì

Hàm duy trì cần được bảo quản trong hộp chuyên dụng để tránh tình trạng gãy vỡ hoặc mất. Bên cạnh đó, bạn cần làm sạch hàm duy trì bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Đồng thời, ngay khi hàm duy trì bị hỏng hoặc mất, báo ngay cho bác sĩ để được làm lại.

Cần vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Cần vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Việc vệ sinh răng miệng trong khi đeo hàm duy trì cũng cần được chú trọng như khi đeo niềng răng. Điều này sẽ giúp răng luôn chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Bạn cần giữ thói quen chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng toàn diện.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Mặc dù quá trình niềng răng đã kết thúc, tuy nhiên bạn vẫn nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ xem xét tình trạng răng, loại bỏ hiện tượng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, vệ sinh răng miệng và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Như vậy, với tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên là gì, từ đó mới có thể đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm được địa chỉ nha khoa uy tín để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn. Nha Khoa Shark với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về niềng răng – chỉnh nha trên 10 năm kinh nghiệm, cùng với đó là ứng dụng trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

 

5/5 - (3 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X