Thức ăn dai, dẻo chưa hẳn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dắt thức ăn sau khi ăn. Mà điều này còn xảy ra do các nguyên nhân như: Tiêu xương hàm, cấy trụ Implant sai vị trí, tình trạng hở nhú lợi,… Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu về nguyên nhân làm răng Implant bị dắt thức ăn và các cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân răng Implant bị dắt thức ăn
Khi nói về thức ăn mắc kẹt quanh răng Implant, bạn cần phân biệt rõ 2 tình trạng sau:
- Đọng thức ăn: Chỉ là sự tích tụ thông thường của các mảnh vụn thức ăn trên bề mặt hoặc xung quanh Implant. Khi đó, nước bọt và các hoạt động ăn uống hàng ngày thường giúp loại bỏ chúng dễ dàng.
- Dắt thức ăn: Là khi thức ăn bị kẹt sâu và khó lấy ra dưới phục hình Implant. Tình trạng này gây cảm giác tức, khó chịu và cản trở việc ăn uống, đồng thời báo hiệu một vấn đề về sự khít sát của phục hình hoặc vị trí Implant.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc răng Implant bị dắt thức ăn thường liên quan đến cách Implant và răng sứ được đặt như sau:
Vị trí Implant không chuẩn
Đặc biệt trong các trường hợp cấy ghép tức thì cho răng hàm, vị trí đặt Implant có thể chệch khỏi trục lý tưởng hoặc sâu hơn trong xương ổ răng. Điều này dẫn đến việc hình thành một vùng nướu không đều, không thể ôm sát đường viền phục hình.

Phục hình sứ không khít sát
Khi đường viền phục hình sứ không đạt được độ khít sát lý tưởng với mô nướu, sẽ tạo ra một khe hở. Đây là nơi lý tưởng cho thức ăn tích tụ và mắc kẹt, gây khó khăn cho việc vệ sinh hàng ngày.
Sai lệch khớp cắn và lực nhai
Phục hình răng sứ thiếu sự hài hòa về khớp cắn, hoặc việc phân bổ lực nhai không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như lỏng khớp nối Abutment, hở đường viền cement, hoặc tiêu xương cục bộ quanh Implant. Những yếu tố này đều góp phần tạo ra không gian cho thức ăn dắt lại.
Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, việc kiểm tra, điều chỉnh kỹ lưỡng khớp nối Abutment và sử dụng mão răng tạm trong giai đoạn tích hợp xương là rất quan trọng. Mục tiêu là đảm bảo phục hình có đường viền ôm sát, duy trì sức khỏe mô mềm và mang lại sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân.
Tác hại khi răng Implant bị dắt thức ăn
Hiện tượng thức ăn bị kẹt bên dưới phục hình Implant là một vấn đề nghiêm trọng, khác biệt hoàn toàn với việc thức ăn dắt răng thông thường. Các cơ chế tự làm sạch của khoang miệng như dòng chảy nước bọt, hoạt động của lưỡi, hay lực nhai đều không đủ để loại bỏ chúng.
Điều này không chỉ gây khó chịu, mà quan trọng hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tấn công nướu và gây viêm nhiễm. Nếu không được giải quyết, không chỉ độ bền vững của Implant bị đe dọa mà các răng tự nhiên liền kề cũng có thể bị tổn hại vĩnh viễn do sự lây lan của nhiễm trùng.

Cách khắc phục răng trồng Implant bị dắt thức ăn
Khi thức ăn mắc kẹt quanh phục hình Implant, điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định đúng nguyên nhân và sau đó hãy thực hiện theo các phương pháp sau:
Chỉnh lại vị trí của Implant và răng tự nhiên
Nếu điểm tiếp xúc giữa răng Implant và răng thật có khe hở, bạn nên ưu tiên sử dụng phục hình bắt vít cho răng hàm thay vì gắn xi-măng. Phương pháp này giúp việc điều chỉnh và khắc phục khe hở trở nên thuận tiện hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc hàn thêm tiếp xúc ở phía răng thật để lấp đầy khoảng trống.

Quản lý mô nướu
Với bệnh nhân có kiểu hình nướu mỏng, nhú lợi không lấp đầy vùng tiếp xúc gây khe hở lớn, cần xem xét kỹ thuật cấy Implant hơi âm xuống dưới xương. Đồng thời, việc tạo hình và dựng trục răng kết hợp sử dụng Abutment cá nhân hóa sẽ giúp kiểm soát và hỗ trợ nhú lợi phát triển đầy đủ, tránh hình thành “tam giác đen” – nơi thức ăn dễ bị kẹt.
Đối với bệnh nhân có nướu dày, có thể cấy Implant ngang mức xương. Nhưng nếu mô nướu mỏng (chỉ 2-3 mm), bác sĩ sẽ cấy Implant âm xương để tạo độ dày nướu lý tưởng khoảng 4-5 mm. Điều này giúp tạo dạng thoát dần tự nhiên cho răng sứ và bịt kín vùng tam giác đen, ngăn ngừa dắt thức ăn.

Xử lý tiêu xương quanh Implant
Trong trường hợp tiêu xương hàm xung quanh Implant, giải pháp thường là tháo bỏ Implant, tiến hành cấy ghép xương hàm để tái tạo nền tảng vững chắc, sau đó mới thực hiện phục hình lại.

Điều chỉnh khớp cắn bất thường
Nếu khớp cắn có dấu hiệu lộn xộn hoặc bất thường, bạn cần có kế hoạch tái lập lại khớp cắn trước khi cấy ghép Implant. Các hướng điều trị có thể bao gồm dựng trục răng nghiêng đổ hoặc đánh lún răng trồi để đảm bảo sự ổn định và hài hòa của toàn bộ cung hàm.
Thông qua những chia sẻ trong bài viết vừa rồi, Nha khoa Shark hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng Implant bị dắt thức ăn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách xử lý thích hợp. Trong thời gian này, bạn cũng cần ăn uống theo chế độ thích hợp và thực hiện vệ sinh răng miệng cẩn thận. Ngoài ra, hãy đến nha khoa thăm khám định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần để bác sĩ hỗ trợ bạn theo dõi tình hình răng miệng thật sát sao. Nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và có hướng xử lý thật hiệu quả.
Bình luận bài viết