- Mặc định
- Lớn hơn
Hiệu quả phục hình và tính thẩm mỹ sau khi thực hiện niềng răng ở mỗi người mỗi khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bác sĩ thực hiện, cơ địa,… Nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 14 kinh nghiệm niềng răng hữu ích, giúp cho liệu trình niềng răng diễn ra một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Nên thực hiện nhổ răng trước khi niềng
Kinh nghiệm niềng răng đầu tiên mà Nha khoa Shark muốn giới thiệu đến bạn chính là làm thế nào để nhổ răng trước khi niềng hợp lý, an toàn và không gây biến chứng nguy hiểm.
Trên thực tế, không phải ai cũng cần phải can thiệp biện pháp nhổ răng trước khi thực hiện kỹ thuật niềng mà việc nhổ răng phải có chỉ định của bác sĩ. Nhổ răng sẽ giúp cho cung hàm có được kẽ hở nhất định, diện tích đủ để các răng dịch chuyển về đúng vị trí.
Tuy nhiên, bước nhổ răng lại ít nhiều gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh trước khi thực hiện niềng răng. Chình vì vậy, bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Sau khi nhổ răng, bạn không nên súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa thành phần làm mát, cay để giảm khó chịu.
- Tuyệt đối không va chạm hoặc sử dụng bàn chải tác động vào khu vực răng mới nhổ bỏ.
- Ưu tiên ăn các thực phẩm có tính mát và dễ nhai, nhất là khoảng thời gian 1 tuần đầu tiên sau khi tiến hành nhổ răng.
Nên niềng răng ở độ tuổi nào thì hiệu quả tốt nhất?
Có thể bạn chưa biết kinh nghiệm niềng răng ở độ tuổi rất quan trọng, độ tuổi niềng răng là những yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả phục hình thẩm mỹ. Các chuyên gia cho biết, ở mỗi độ tuổi thì cấu trúc xương hàm, men răng sẽ có những điểm khác biệt rõ ràng.
Chẳng hạn, người đang trong độ tuổi dậy thì thì xương bắt đầu phát triển mạnh mẽ và rất dễ can thiệp thao tác và dụng cụ để dịch chuyển răng mọc lệch. Còn đối với người lớn tuổi hơn thì sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện khi niềng bởi lúc này xương hàm đã phát triển toàn diện và đầy đủ.
Tóm lại, nếu không may sở hữu hàm răng mọc lệch, mọc thưa hoặc mọc không đều đặn thì bạn nên can thiệp biện pháp niềng răng sớm trong độ tuổi từ 8 đến 16 để đạt được hiệu quả tốt và bền vững nhất.
>>>Tìm hiểu thêm: Sau 35 tuổi có nên niềng răng không?
Nên ăn uống thế nào khi niềng răng thẩm mỹ?
Đối với các phương pháp niềng răng truyền thống thì bạn sẽ phải đeo vào cung hàm một bộ dụng cụ khá cồng kềnh gồm có dây cung, mắc cài làm bằng kim loại hay sứ.
Chính điều này sẽ gây cản trở lớn đến hoạt động sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của khách hàng. Vì vậy, kinh nghiệm niềng răng hữu ích mà bạn nên lưu lại đó là cắt nhỏ thức ăn, không ăn đồ ăn vụn hoặc quá cứng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả phục hình.
Bí quyết không đau sau khi niềng răng
Ngoài tính thẩm mỹ thì khi thực hiện niềng răng, nhiều người rất quan tâm đến vấn đề niềng răng có đau hay không. Trên thực tế thì cảm giác đau trong quá trình niềng răng sẽ phụ thuộc và khác nhau tùy từng thời điểm nhất định:
- Đặt chun: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt chun tách kẽ ở vị trí răng số 6 hoặc số 7. Việc đặt chun giúp tạo ra một khẽ hở đủ diện tích giúp cho răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Đặt chun chỉ khiến người bệnh hơi đau nhức nên bạn chỉ cần tránh ăn các thực phẩm cứng trong giai đoạn này.
- Nhổ răng: Có thể nói rằng, nhổ răng là bước gây đau nhức, tê buốt và khó chịu nhất trong toàn bộ liệu trình niềng răng thẩm mỹ. Để giảm đau thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm sưng đau hoặc áp dụng biện pháp chườm lạnh.
- Đeo dụng cụ: Để đeo được bộ dụng cụ vào cung hàm thì một số người sẽ phải thực hiện nong hàm. Nhằm giúp giảm đau hiệu quả thì bác sĩ khuyên bạn nên ăn thực phẩm mềm nhuyễn, dễ nuốt và dễ nhai như cháo, súp hoặc canh lỏng.
Kinh nghiệm xử lý vấn đề bất ngờ khi niềng răng thẩm mỹ
Trong quá trình thực hiện niềng răng thẩm mỹ thì bạn sẽ khó tránh khỏi gặp phải một số vấn đề bất ngờ. Lúc này, hãy thật bình tĩnh và tham khảo các kinh nghiệm niềng răng sau đây để xử lý hiệu quả:
- Bung mắc cài: Khi mắc cài chẳng may bị bung ra, bạn cần giữ lại phần vật liệu nha khoa bị rơi ra ngoài và báo ngay cho bác sĩ điều trị. Hơn nữa, trong thời điểm này, bạn tuyệt đối không được ăn hay uống bất cứ loại thực phẩm nào.
- Nhiệt miệng: Trong quá trình đeo bộ dụng cụ niềng vào cung hàm thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiệt miệng. Lời khuyên hữu ích là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại gel bôi hoặc sáp nha khoa giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng khó chịu.
Chọn địa chỉ niềng răng uy tín
Nhu cầu thẩm mỹ của chúng ta ngày càng nâng cao nên hiện nay có hàng loạt các cơ sở nha khoa “mọc” lên. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng và uy tín để giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, ưng ý, rạng ngời.
Chính vì vậy, bạn cần phải dành thời gian và bỏ công sức để tìm được địa chỉ nha khoa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất lượng như:
- Bác sĩ làm việc tại phòng khám nha khoa cần có chuyên môn cao, lành nghề, thấu hiểu nguyện vọng cũng như tâm lý của khách hàng khi tới làm đẹp.
- Phòng khám nha khoa phải sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thiết bị, máy móc đáp ứng tiêu chuẩn, hỗ trợ tốt cho liệu trình niềng răng thẩm mỹ.
Kinh nghiệm vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng thẩm mỹ thì thức ăn sẽ rất dễ vướng và bám vào dụng cụ niềng. Nếu không sớm có biện pháp xử lý và khắc phục đúng cách thì đây sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào để vi khuẩn phát triển, tấn công và gây viêm nhiễm răng miệng.
Dưới đây là các bước vệ sinh răng miệng chi tiết và đầy đủ bạn nên áp dụng sau khi thực hiện niềng răng thẩm mỹ:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị loại bàn chải chuyên dụng, lông không được quá cứng và đầu thuôn dài cùng với tuýp kem đánh răng chứa thành phần lành tính.
- Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ kem đánh răng rồi cho lên bàn chải và đặt phần đầu bàn chải vào răng ở vị trí khoảng 45 – 50 độ.
- Bước 3: Bạn bắt đầu thao tác chải nhẹ bàn chải đều tay vào mặt trước của răng.
- Bước 4: Tiếp tục xoay tròn bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa.
- Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần súc miệng với nước ấm và nhổ bọt hết ra ngoài, đồng thời bảo quản bàn chải ở vị trí khô ráo, sạch sẽ.
Kinh nghiệm lựa chọn thời điểm niềng răng hợp lý
Thời điểm niềng răng là yếu tố quyết định đến hiệu quả thẩm mỹ và thời gian thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, việc niềng răng được diễn ra ở thời điểm càng sớm thì càng đem lại hiệu quả cao, thao tác đơn giản, nhanh chóng.
Do đó, nếu như có điều kiện kinh tế và muốn phục hình răng thẩm mỹ thì bạn nên cân nhắc niềng răng trước 18 tuổi.
Ổn định tâm lý khi thực hiện niềng răng
Việc sắp phải trải qua liệu trình niềng răng khiến nhiều người cực kỳ lo sợ và hoang mang. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành y khoa, cụ thể là nha khoa, hiện nay, kỹ thuật niềng răng đã được diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ít gây cảm giác đau.
Vì vậy, bạn chỉ cần lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín và giữ một tâm lý vững vàng, ổn định trước khi trước hiện niềng. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất khi thực hiện niềng răng.
Bỏ hoàn toàn thói quen xấu sau niềng răng
Sau khi thực hiện niềng răng thẩm mỹ, người có kinh nghiệm niềng răng khuyên bạn cần phải bỏ hoàn toàn các thói quen xấu hàng ngày như cắn móng tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, mút tay,… Những thói quen kể trên không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh viêm nhiễm nguy hiểm.
Kinh nghiệm chọn phương pháp niềng thích hợp
Kinh nghiệm niềng răng quan trọng mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua chính là lựa chọn phương pháp niềng phù hợp.
Hiện nay, tại các phòng khám nha khoa uy tín, bạn có thể tham khảo đa dạng các phương pháp niềng từ truyền thống đến hiện đại như:
- Mắc cài kim loại: Nếu bạn chỉ muốn phục hình răng thẩm mỹ ở mức độ vừa phải và điều kiện ngân sách hạn chế thì nên tham khảo niềng bằng mắc cài chế tác từ chất liệu kim loại.
- Mắc cài sứ: Mắc cài sản xuất từ chất liệu sứ cao cấp sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao vượt trội. Tuy nhiên, chi phí thực hiện niềng bằng mắc cài sứ cao hơn nhiều so với chất liệu kim loại.
- Mắc cài tự động: Loại mắc cài này được thiết kế thông minh với các nắp trượt có tính tự động để giúp dịch chuyển răng dễ dàng về vị trí mà bạn mong muốn.
- Mắc cài trong suốt: Mắc cài trong suốt có cấu tạo đặc biệt, kích thước vừa vặn ôm sát vào chân răng. Hơn nữa, loại mắc cài hiện đại này có thể tháo lắp một cách dễ dàng, từ đó đảm bảo thuận lợi hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Làm thế nào để không bị bung mắc cài khi niềng?
Sau khi thực hiện các bước niềng răng tại phòng khám nha khoa uy tín thì rất nhiều người gặp phải tình trạng bung tuột hoặc rơi mắc cài ra bên ngoài.
Theo các chuyên gia, để giúp hạn chế hiện tượng này thì khoảng thời gian đầu sau khi niềng răng, bạn nên tránh ăn các thực phẩm dai hoặc quá cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vận động nhẹ nhàng, không gây tác động ngoại lực lên khu vực khoang miệng.
Niềng răng chi phí thế nào là phù hợp?
Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu được một hàm răng trắng đều và duyên dáng nhưng giá niềng răng luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Như đã chia sẻ ở phần trên, hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ và mỗi phương pháp lại có những ưu – nhược điểm nhất định, giá thành khác nhau. Bởi vậy, bạn phải cân đối giữa nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Niềng răng khoảng thời gian bao lâu thì tốt nhất?
Thời gian niềng răng trung bình thay đổi trong khoảng từ 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian tháo niềng sẽ có dao động nhiều, phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như địa chỉ thực hiện, cơ địa, chế độ chăm sóc. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên nóng vội mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được thời gian niềng phù hợp nhất.
Niềng răng không phải là kỹ thuật quá khó nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề tốt, chế độ chăm sóc sau khi niềng phải đảm bảo. Hy vọng với 14 kinh nghiệm niềng răng hữu ích trong nội dung bài viết trên, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn khi thực hiện phục hình thẩm mỹ.
Bình luận bài viết